Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây: a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4. b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2. c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

 

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

 

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

 

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.


Đáp án:

a) Axit bromhiđric, axit sunfurơ, axit photphoric, axit sunfuric.

 

b) Magie hiđroxit, sắt(III) hiđroxit, đồng(II) hiđroxit.

 

c) Bari nitrat, nhôm sunfat, natri sunfit, kẽm sunfua, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là?


Đáp án:

nBr2 = netilen dư = 0,1 mol

H% = 0,9/1 x 100% = 90%

Xem đáp án và giải thích
Biết độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết: a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch? b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết:

   a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch?

   b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?


Đáp án:

   a) 100g H2O ở 20ºC hòa tan được 34g KCl

   130g H2O ở 20ºC hòa tan được x?g KCl

=> x = mKCl = (34.130)/100 = 44,2g

   b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch:

   mKCl = 50 - 44,2 = 5,8(g)

Xem đáp án và giải thích
Dung môi là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dung môi là gì?


Đáp án:

Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Xem đáp án và giải thích
Số đồng phân của C3H6O2 tác dụng với Na
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Số đồng phân cấu tạo bền, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 đều tác dụng với kim loại Na là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 5

  • Câu C. 7

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?


Đáp án:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…