Điện phân
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,784 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 2,7888 lít. Biết thể tích các khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 4,788.

  • Câu B. 4,480. Đáp án đúng

  • Câu C. 1,680.

  • Câu D. 3,920.

Giải thích:

- Tại t (s): + ne trao đổi = 0,14 mol ; + Tại catot: M2+ + 2e --> M; + Tại anot: 2H2O --> 4e + 4H+ + O2 , 0,14 mol <--- 0,035 mol; - Tại 2t (s): + ne trao đổi = 0,28 mol; + Tại catot: M2+ + 2e --> M, a mol -> 2a mol ; 2H2O + 2e --> 2OH- + H2, 2b mol <- b mol; + Tại anot: 2H2O --> 4e + 4H+ + O2, 0,28 mol <- 0,07 mol; - Tại thời điểm 2s (s), xét hỗn hợp khí ta có : BT: e => 2nM2+ + 2nH2 = 4nO2, nH2 = 0,1245 - nO2 => {2a + 2b = 0,28, b = 0,0545; => a = 0,0855 và b = 0,0545; => M(MSO4) = 13,68 : 0,0855 = 160 => M là Cu. - Tại thời điểm t (s) thì nCu = 2nO2 = 0,07 mol => mCu = 4,48g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Biết trong hợp chất giữa S và H thì S có hóa trị II
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết trong hợp chất giữa S và H thì S có hóa trị II. Tìm công thức hóa học?


Đáp án:

Đặt công thức hóa học có dạng HxSy.

Theo quy tắc hóa trị có: x.I = y.II

Chuyển thành tỉ lệ: x/y = II/I = 2/1

Lấy x = 2 thì y = 1. Công thức hóa học của hợp chất là H2S.

Xem đáp án và giải thích
Cho 14,8 gam một hỗn hợp gồm 2 este đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích hợp. Kết quả thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 6,4 gam oxi trong cùng điều kiện như trên. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên, thu được sản phẩm phản ứng là CO2 và H2O, tỉ lệ thể tích khí CO2 và hơi H2O là 1:1. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,8 gam một hỗn hợp gồm 2 este đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích hợp. Kết quả thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 6,4 gam oxi trong cùng điều kiện như trên. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên, thu được sản phẩm phản ứng là CO2 và H2O, tỉ lệ thể tích khí CO2 và hơi H2O là 1:1. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.


Đáp án:

Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên thu được sản phẩm phản ứng là CO2 và H2O có:

VCO2 = VH2O → nCO2 = nH2O → 2 este là no, đơn chức, mạch hở

Gọi công thức tổng quát của 2 este đồng phân là CnH2nO2 (n ≥ 2)

Thể tích hơi của 14,8 gam este bằng thể tích hơi của 6,4 gam O2

→ neste = nO2 = 6,4/32 = 0,2 mol → Meste = 14,8/0,2 = 74 → 14n + 32 = 74 → n = 3

→ Công thức phân tử của 2 este là C3H6O2

→ Công thức cấu tạo của 2 este là CH3COOCH3 và HCOOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm IA:

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1

Rb (Z = 37): ls22s22p63s23p63d104s2 4p65s1;

Cs (Z = 35): ls22s22p63s23p63d104s2 4p64d105s25p6s1:

Các nguyên tố này dều thuộc nhóm IA.

Theo quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm A thì bán kính nguyên tử của các nguyên tố này giảm dần theo thứ tự:

RCs > RRb > RK > RNa > RLi

Xem đáp án và giải thích
Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lit khí NO (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lit khí NO (đktc). Tìm V?


Đáp án:

 Ta có: nA1 = 0,03 (mol)

    Các phương trình phản ứng:

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe         (1)

    2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu         (2)

    Gọi số mol Al tham gia phản ứng (1) là x, tham gia phản ứng (2) là y.

    Theo (1): nFe = nAl = x (mol)

    Theo (2): nCu = 3/2 nAl = 3/2.y (mol)

    Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O         (3)

    3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O         (4)

    Theo (3): nNO/( 3) = nFe = x (mol).

    Theo (4): nNO/(4) = 2/3 .nCu = 2/3 .x. 3/2 .x .y = y(mol)

    ⇒ nNO = x + y = 0,03 (mol) ⇒ VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (l)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính cứng của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?


Đáp án:
  • Câu A. Vonfam

  • Câu B. Đồng

  • Câu C. Sắt

  • Câu D. Crom

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…