Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Số mol glucozơ là nC6H12O6 = 36/180 = 0,2 (mol)

C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3

Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg= 0,4.108 = 43,2 (g)

Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg= 0,4.170 = 68 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Crom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt l

Đáp án:
  • Câu A. Màu vàng và màu da cam

  • Câu B. Màu vàng và màu nâu đỏ

  • Câu C. Màu da cam và màu vàng

  • Câu D. Màu nâu đỏ và màu vàng.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập so sánh nhiệt độ sôi của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

So sánh nhiệt độ sôi giữa các chất, trường hợp nào sau đây hợp lý:


Đáp án:
  • Câu A. C3H7OH < C2H5COOH < CH3COOCH3

  • Câu B. C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3

  • Câu C. CH3COOCH3 < C2H5COOH < C3H7OH

  • Câu D. CH3COOCH3 < C3H7OH < C2H5COOH

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A. b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val

a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.

b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.


Đáp án:

a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A

- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val

- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val

Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val

b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val

Xem đáp án và giải thích
Cho lá Fe kim loại vào : a. Dung dịch H2SO4 loãng b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lá Fe kim loại vào :

a. Dung dịch H2SO4 loãng

b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.


Đáp án:

a. Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng , ban đầu có phản ứng

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Xuất hiện bọt khí hidro, sau một thời gian bọt khí H2 sinh ra bám trên mặt thanh sắt sẽ ngăn cản không cho thanh sắt tiếp xúc với dung dịch H2SO4. Phản ứng dừng lại.

b. Cho một lượng nhỏ dung dịch CuSO4 có phản ứng

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu ↓

Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Fe-Cu. Lúc này xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa trong dung dịch H2SO4 loãng

Tính khử : Fe mạnh hơn Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm. Cu đóng vai trò là cực dương

Tại cực âm: Fe - 2e → Fe2+

Tại cực dương : 2H+ + 2e → H2

Như vậy ta thấy bọt khí H2 thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với H2SO4 nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí H2 thoát ra nhiều hơn.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại. Cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…