Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a có giá trị là bao nhiêu?
Thủy phân: 7,612 gam X + 2x mol KOH → Y (gồm cả muối + ancol).
Đốt Y + O2 → x mol K2CO3 + 0,198 mol CO2 + 0,176 mol H2O.
+ Bảo toàn C có nC trong X = nC trong Y = 0,198 + x mol.
+ Bảo toàn H có nH trong X = nH trong Y – nH trong KOH = 0,352 – 2x mol.
+ O trong X theo cụm –COO mà n–COO = nKOH = 2x mol → nO trong X = 4x mol.
Tổng lại: mX = mC + mH + mO = 7,612 gam. Thay vào giải x = 0,066 mol.
→ nKOH = 2x = 0,132 mol → a = 0,132: 0,08 = 1,65M.
Có những chất sau : Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.
- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng không tác dụng với Cu;
- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng đều tác dụng với kim loại (Zn), oxit bazơ (MgO), bazơ (NaOH) và muối (Na2CO3).
Phương trình hóa học của HCl:
Zn + HCl → ZnCl2 + H2
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
Phương trình hóa học của H2SO4:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2↑
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây :
a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2
b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Tách hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: MgSO4, HClO3, H2S, Pb(OH)2, LiOH
Phương trình điện li:
MgSO4 → Mg2+ + SO42-
Pb(OH)2 ⇄ Pb(OH)+ + OH-
Pb(OH)+ ⇄ Pb2+ + OH-
H2S ⇄ H+ + HS-
HS- ⇄ H+ + S2-
HClO3 → H+ + ClO3-
H2PbO2 ⇄ H+ + HPbO2-
HPbO2- ↔ H+ + PbO22-
LiOH → Li+ + OH-
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
a) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
RO2 : Si, C
R2O5: P, N
RO3: S, Se
R2O7: Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro:
RH4: Si
RH3: N, P, As
RH2: S, Te
RH: F, Cl
Trong 1 phân tử muối sắt clorua chứa 2 loại nguyên tử sắt và clo. Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC. Tính số nguyên tử sắt và clo trong muối này
Công thức hóa học của muối sắt có dạng: FeClx.
Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC nên: 56 + 35,5.x = 127.
Giải phương trình được x = 2.
Vậy muối là FeCl2; phân tử gồm 1 nguyên tử sắt và 2 nguyên tử clo.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB