Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào cái gì?


Đáp án:

Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm V?


Đáp án:

Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.

Ta có: M2On → M2(SO4)n

          O → SO42-

1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam

x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam

→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol

Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol

→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 l

Xem đáp án và giải thích
Xác định phân tử khối của peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phân tử khối của peptit Gly–Ala là


Đáp án:
  • Câu A. 146.

  • Câu B. 164.

  • Câu C. 128.

  • Câu D. 132.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.



Đáp án:

Đun sôi nước trong các cốc ta sẽ chia ra thành 2 nhóm :

(1) Không thấy vẩn đục là nước cất và nước có tính cứng vĩnh cửu.

(2) Thấy vẩn đục là nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng toàn phần.

+ Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 vào mỗi cốc của nhóm (1). Nếu có kết tủa là nước có tính cứng vĩnh cửu, không có kết tủa là nước cất.

+ Lấy nước lọc của mỗi cốc ở nhóm (2) (sau khi đun sôi để nguội) cho thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa là nước có tính cứng toàn phần, không có kết tủa là nước có tính cứng tạm thời.




Xem đáp án và giải thích
Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên


Đáp án:

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol

⇒ nBa2+ =(0,06-0,02)/2 = 0,02 mol

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+

⇒ nNa+ = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol

Khi trộn 2 dung dịch vào ta có:

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

nOH- > nHCO3- ⇒ OH- dư

nCO32- sinh ra = nHCO3- = 0,04 mol

∑n CO32- = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol

Ba2+ + CO32- → BaCO3 ↓

n Ba2+ < n CO32- ⇒ nBaCO3 = n Ba2+ = 0,02 mol

mkết tủa = 0,02. 197 = 3,94g

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 16,1 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 6,72 lít hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn 16,1 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 6,72 lít hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?


Đáp án:

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol) ⇒ nHCl = 2nH2= 0,6 (mol)

Bảo toàn khối lượng: 16,1 + 0,6.36,5 = m + 0,3.2 ⇒ m = 37,40 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…