Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3,Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3,Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là :


Đáp án:
  • Câu A. 28g. Đáp án đúng

  • Câu B. 26g.

  • Câu C. 24g.

  • Câu D. 22g.

Giải thích:

nCO = 0,25 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

30 + mCO = m + mCO2 → m = 30 + 0,25 x 28 – 0,25 x 44 = 26 (g)

Đáp án B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhận biết các chất sau: Etyl axetat, formalin, axit axetic, etanol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các chất sau: Etyl axetat, formalin, axit axetic, etanol.


Đáp án:

CH3COOC2H5, HCHO, CH3COOH, C2H5OH.

- Cho quỳ tím vào 4 mẫu thử:

    + Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 3 mẫu thử còn lại:

    + Mẫu tạo kết tủa là HCHO

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

- Cho Na vào 2 mẫu còn lại:

    + Mẫu thử có hiện tượng sủi bọt khí C2H5OH

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

    + Còn lại là CH3COOC2H5.

Xem đáp án và giải thích
Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Số mol glucozơ là nC6H12O6 = 36/180 = 0,2 (mol)

C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3

Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg= 0,4.108 = 43,2 (g)

Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg= 0,4.170 = 68 (g)

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 9: Chuẩn độ dung dịch
- Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 9: Chuẩn độ dung dịch


Đáp án:

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Rửa sạch và tráng pipet và buret.

- Tập lấy đúng 10ml nước cất bằng pipet vào bình tam giác.

- Lấy đầy nước cất vào buret và thử chuẩn độ theo hướng dẫn của GV.

2. Chuẩn độ dung dịch HCl

- Tiến hành TN:

    + Dùng pipet lấy 25ml dd HCl cho vào bình tam giác, thêm 1 lượng nhỏ phenolphtalein làm chất chỉ thị.

    + Cho dung dịch chuẩn NaOH 0,2M vào đầy buret lấy vạch số 0.

    + Xác định nồng độ mol của dd HCl.

- Xác định điểm tương đương và tính toán:

Thời điểm bắt đầu xuất hiện màu hồng rất nhạt chính là điểm tương đương.

Tại điểm đó lượng NaOH đã phản ứng đo được là 11,5ml.

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CM(HCl) = [VNaOH.CNaOH]/VHCl = 0,092M

Lưu ý: Nồng độ dung dịch chuẩn (NaOH) và thể tích các chất được lấy làm thí nghiệm tùy thuộc vào số liệu thực tế làm tại phòng thí nghiệm. Các số liệu trên chỉ là ví dụ để tính toán.

3. Chuẩn độ dung dịch FeSO4 bằng dung dịch chuẩn KMnO4 trong môi trường H2SO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng pipet lấy 10ml dd FeSO4 cho vào bình tam giác, thêm vào bình 10ml dd H2SO4 loãng.

    + Cho dung dịch chuẩn KMnO4 0,02M vào đầy buret.

    + Xác định nồng độ mol của dd FeSO4.

- Xác định điểm tương đương và tính toán:

Điểm tương đương là thời điểm dung dịch bắt đầu xuất hiện màu tím rất nhạt.

Tại điểm đó lượng KMnO4 đã phản ứng đo được là 20,5ml.

5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O

CM(Fe2(SO4)3) = [5VKMnO4.CKMnO4]/VFe2(SO4)3 = 0,205M

Lưu ý: Các số liệu trên chỉ là ví dụ để tính toán, số liệu thực tế tùy thuộc vào nồng độ mỗi hóa chất được lấy tại mỗi phòng thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng oxi hóa kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ. (2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng. (3) Đốt dây Mg trong bình kín chứa đầy SO2. (4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại:

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 4

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. a) Tính nguyên tử khối. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.


Đáp án:

a)Tính nguyên tử khối.

Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28

Vì Z = E nên suy ra: 2Z + N = 28.(1)

Các nguyên tử có Z < 83. Mặt khác

→ Z ≤ N ≤ 1,5Z

Từ (1) ⇒ Z < 28 - 2Z < 1,5Z

⇔ 3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33

Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9.

A = Z + N

Z 8 9
N 12 10

Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16).

Nếu Z = 9 → A = 19 chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19.

b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:

Cấu hình electron: 1s22s22p5.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…