Dạng toán nâng cao về este hai chức
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. 41,3%

  • Câu B. 43,5%

  • Câu C. 48,0%.

  • Câu D. 46,3%. Đáp án đúng

Giải thích:

Ta có: M(T) = 32 => CH3OH; Z gồm CH3OH và H2O; E gồm: a mol X (CnH2n-2O2) và b mol Y (CmH2m-4O4) đều có 1 C=C [ n > 4; m > 4]; Đốt cháy: CnH2n-2O2 + O2 --> nCO2 + (n - 1)H2O, CmH2m -4O4 + O2 --> mCO2 + (m-2)H2O; Khi phản ứng với NaOH: CnH2n-2O2 + NaOH --> muối + ancol; CmH2m - 4O4 + 2NaOH --> Muối + H2O; => Ta thấy: nCO2 - nH2O = nX + 2nY = nNaOH = nCOO = 0,11 mol; Bảo toàn nguyên tố: mE = mC + mH + mO = 9,32 gam; => Với 46,6g E thì nNaOH pứ = 0,55 mol => nNaOH dư 0,05 mol; => mbình tăng + mH2 = mCH3OH + mH2O = 188,85 + 2.0,275 = 189,4 gam; H2O + Na --> NaOH + 0,5H2; CH3OH + Na --> CH3ONa + 0,5H2; (Na sẽ thiếu) Bảo toàn khối lượng: mE + mdd NaOH = mrắn + mZ; => mrắn = 57,2 gam; mZ = mH2O (ddNaOH) + mH2O (pư với axit) + mCH3OH; => mH2O (pư với axit) + mCH3OH = 13,4 gam; nNaOH pư = nH2O + nCH3OH = 0,55 mol; => mH2O (axit) = 0,3 => naxit Y = 0,15 mol; nCH3OH = nX = 0,25 mol; 46,6 = mE = 0,25.(14n + 30) + 0,15.(14m+ 60); => 5n + 3m = 13; => m = 5, n= 6 thỏa mãn; => Y là C6H8O4 => %mY(E) = 46,3%.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho biết có mấy hiện tượng xảy ra khi cho. a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4) b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3) c. Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2) d. Nhôm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4)

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.


Đáp án:

Khối lượng Fe có trong quặng: 1x64,15/100 = 0,6415 tấn

Khối lượng Fe có trong gang: 0,6415 x (100-2)/100 = 0,62867 tấn

Khối lượng gang sản xuất được: 0,62867 x 100/95 ≈ 0,662 tấn

Xem đáp án và giải thích
Căn cứ vào đâu mà người ta biết chắc chắn rằng giữa nguyên tố hiđro (Z = 1) và nguyên tố urani (Z = 92) chỉ có 90 nguyên tố.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Căn cứ vào đâu mà người ta biết chắc chắn rằng giữa nguyên tố hiđro (Z = 1) và nguyên tố urani (Z = 92) chỉ có 90 nguyên tố.


Đáp án:

Từ H có Z = 1, urani có Z = 92 có tất cả 92 nguyên tố vì số hiệu của các ô trong bảng tuần hoàn là một dãy số tự nhiên và không có ô trống giữa các số thứ tự. Vậy trừ H và U chỉ còn 90 nguyên tố ở khoảng giữa 2 nguyên tố.

Xem đáp án và giải thích
Mgie clorua là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Magie clorua là gì?


Đáp án:

Magie clorua là tên của hợp chất hóa học với công thức MgCl2 và hàng loạt muối ngậm nước MgCl2. (H2O)x của nó.

- Công thức phân tử: MgCl2

- Công thức cấu tạo: Cl-Mg-Cl

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6. a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B. b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.


Đáp án:

a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%

b) Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO2 (2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

 nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x

Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2

Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…