Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
Câu A. 5,60.
Câu B. 12,24.
Câu C. 6,12.
Câu D. 7,84. Đáp án đúng
- Nếu HNO3 dư thì chất tan thu được chứa Fe(NO3)3 và HNO3 dư. Gọi a là số mol HNO3 phản ứng => nNO = nFe = a/4 ; => 242.a/4 + (0,4 – a) 63 = 26,44 => a < 0 ( loại) ; Vậy HNO3 hết, chất tan chỉ chứa muối : nNO = ¼ nHNO3 = 0,1 mol. => n(NO3-)muối = 0,3 mol => m + 0,3.62 = 26,44 => m = 7,84 gam
Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?
Cho dd H2SO4 lần lượt vào 5 lọ đựng 5 dd:
Lọ nào có kết tủa trắng, có khí không màu không mùi bay lên là Ba(HCO3)2
PTHH: Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O
Lọ nào có khí mùi trứng thối là K2S.
PTHH: K2S + H2SO4 → K2SO4 + H2S↑
Lọ nào chỉ có khí không màu không mùi là K2CO3
PTHH: K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O
⇒ Nhận biết được 3 dung dịch Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là gì?
nCl2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol); nNaOH (dư) = 0,2.0,5 = 0,1 (mol)
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
⇒ nNaOH(bđ) = 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol) ⇒ CM(NaOH) = 0,2/0,2 = 1,0 (M)
Câu A. 6
Câu B. 5
Câu C. 7
Câu D. 4
Dẫn từ từ 6,72 lit (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propilen và dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu, và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tắng 9,8 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của etilen trong X là bao nhiêu %?
C2H4: x mol; C3H6: y mol
⇒x + y = 0,3 mol (1)
mdung dịch sau phản ứng tăng = mX
⇒ 28x + 42y = 9,8 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2 mol; y = 0,1 mol
%VC2H4 = 0,2 : 0,3. 100% = 66,67%
Viết phương trình điện li của những chất sau:
a) Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0,10M; HNO3 0,020M; KOH 0,010M.
Tính nồng độ mol của từng ion trong các dung dịch trên.
b) Các chất điện li yếu: HClO, HNO2.
a) Các chất điện li mạnh phân li hoàn toàn nên phương trình điện li và nồng độ các ion trong dung dịch như sau:
Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-
0,01M → 0,10M → 0,20M
HNO3 → H+ + NO3-
0,020M → 0,020M → 0,020M
KOH → K+ + OH-
0,010M → 0,010M → 0,010M
b) Các chất điện li yếu phân li không hoàn toàn nên phương trình điện li như sau:
HClO ⇔ H+ + ClO-
HNO2 ⇔ H+ + NO-2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet