Có những cấu hình electron sau đây: a) ls22s22p63s23p4; b) ls22s22p63s23p33d1; c) ls22s22p63s13p33d2. Hãy cho biết: - Cấu hình electron viết ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào? - Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những cấu hình electron sau đây:

a) ls22s22p63s23p4;

b) ls22s22p63s23p33d1;

c) ls22s22p63s13p33d2.

Hãy cho biết:

- Cấu hình electron viết ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào?

- Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích?


Đáp án:

- Từ cấu hình electron suy ra tổng số electron ở cả 3 cấu hình a, b, c đều

bằng 16. Vậy Z bằng 16, nguyên tố là S.

- Cấu hình electron a) ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron b, c ở trạng thái kích thích.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA không biến đổi theo một quy luật nhất định ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA không biến đổi theo một quy luật nhất định ?



Đáp án:

Sự biến đổi không theo quy luật do kim loại nhóm IIA có những kiểu mạng tinh thể khác nhau : mạng lục phương (Be, Mg) ; mạng lập phương tâm diện (Ca, Sr) ; mạng lập phương tâm khối (Ba).


Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy có kết tủa màu


Đáp án:
  • Câu A. xanh thẫm

  • Câu B. tím

  • Câu C. đen

  • Câu D. vàng

Xem đáp án và giải thích
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?


Đáp án:

H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)

Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2

⇒ X: H2N-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.


Đáp án:

Octan không tác dụng với các hóa chất này, tuy nhiên vẫn có hiện tượng tách lớp và hòa tan vào nhau.

- Ống nghiệm A, B, C có hiện tượng tách lớp vì octan không tan trong các hóa chất này.

- Ống nghiệm D màu dung dịch brom nhạt dần do octan tan trong dung dịch brom.

Xem đáp án và giải thích
Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là gì?


Đáp án:

Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là dung dịch H2SO4 đậm đặc.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…