Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:

- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư

Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.

PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr

- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 

Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.

PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm giá trị của ion
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+ ; 0,02 Ca2+ ;  0,02 mol HCO3- và a mol ion X ( bỏ qua sự điện phân nước). Ion X và giá trị của a là:


Đáp án:
  • Câu A.

    NO3- và 0,03

  • Câu B.

    OHvà 0,03

  • Câu C.

    Cl- và 0,01

  • Câu D.

    CO32- và 0,03

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho axit axetic tác dụng với kim loại magie có hiện tượng gi xảy ra?

Đáp án:
  • Câu A. Có khí H2 thoát ra

  • Câu B. Có hiện tượng kết tủa đen

  • Câu C. tạo thành dung dịch màu xanh lam

  • Câu D. có khí mùi khai thoát ra

Xem đáp án và giải thích
Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?


Đáp án:

Gọi x là hóa trị của P

Công thức oxit của P là P2Ox

=> 62 + 16x = 142 => x = 5

Vậy công thức của oxit là P2O5.

Xem đáp án và giải thích
Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi


Đáp án:

nMnO2 = 0,8 mol

nNaOH = 0,5.4 = 2 mol

MnO2  + HCl đặc  --t0--> MnCl2  + Cl2  + H2O

0,8                                                       0,8

=> nCl2= nMnO2 = 0,8 (mol)

                        Cl2  +  2NaOH  --> NaCl  + NaClO + H2O

Trước pu:         0,8           2                0             0            0

Phản ứng:         0,8         1,6              0,8           0,8        0,8

Sau pu:               0           0,4             0,8           0,8         0,8

Nồng độ mol/l của từng chất trong dung dịch sau phản ứng: CM(NaCl) = CM(NaClO) = 1,6M

CM(NaOH) = 0,8M

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CH4 là x mol ⇒ nCO = 2x; nC3H6 = 20 – 3x

Bảo toàn C:

nCO2 = 3.(20 – 3x) + 2x + x = 24 ⇒ x = 6 mol

⇒ mX = mCO + mCH4 + mC3H6 = 12. 28 + 6.16 + 2.42 = 516

⇒ MX = 516 : 20 = 25,8 ⇒ dX/H2 = 12,9

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…