Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ca2+, Al3+, Fe. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ca2+, Al3+, Fe. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt amoni thioxianat NH4SCN thấy dung dịch nhuốm màu đỏ máu ⇒ có Fe3+.

Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3 mầu đỏ.

Nhỏ từng giọt NaOH vào dung dịch thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu lẫn với kết tủa trắng, lọc lấy kết tủa, tiếp tục nhỏ NaOH thấy lượng kết tủa giảm dần. cuối cùng chỉ còn lại kết tủa nâu ⇒ có Al3+.

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 màu nâu

Al3+ + 3 OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- →[Al(OH)4]-

Dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa đem axit hóa đến môi trường pH từ 4 → 5 rồi nhỏ vào đó dung dịch (NH4)2C2O4 thấy có xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Có Ca2+

Ca2+ + C2O42- → CaC2O4 ↓

Vậy dung dịch ban đầu có Fe3+, Al3+, Ca2+.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:


Đáp án:
  • Câu A. metyl fomiat

  • Câu B. propyl axetat

  • Câu C. metyl axetat

  • Câu D. etyl axetat

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tạo ra nước và khí cacbon dioxit. Viết phương trình chữ của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tạo ra nước và khí cacbon dioxit. Viết phương trình chữ của phản ứng.


Đáp án:

Phương trình chữ:

   Cồn + Khí oxi → Nước + Khí cacbon dioxit.

Xem đáp án và giải thích
Dung môi là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dung môi là gì?


Đáp án:

Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các PTHH dưới đây,phương trình phản ứng nao tạo ra ản phẩm khí? a. Cl2 + Na → b. AgNO3 + BaCl2 → c. Fe + HCl + NaNO3 → d. Fe + HCl + KNO3 → e. H2 + C2H3COOCH3 → f. FeS2 + H2SO4 → h. H2 + CH3CH2CH=O → g. AgNO3 + H2O + NH3 + C6H12O6 → m. FeS2 + HNO3 → n. H2SO4 + Mg(OH)2 →

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?


Đáp án:

Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O

(đen)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…