Có dung dịch chứa các anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa các anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Lấy một phần dung dịch, nhỏ từ từ HCl vào, dẫn khí thoát ra vào nước vôi trong và qua dung dịch brom thấy nước vôi vẩn đục còn dung dịch brom không đổi màu

⇒ khí thoát ra là CO2 còn trong dung dịch ban đầu có CO32-.

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

- Cho một lá đồng vào dung dịch vừa thu được, rồi thêm từ từ dung dịch H2SO4, đun nhẹ thấy có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí ⇒ dung dịch có NO3-

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO không màu + O2 → 2NO2 màu nâu

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Tính số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Tính số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này?


Đáp án:

Ta có: mP ≈ mn ≈ 1u

Tổng số hạt n và p trong hạt nhân nguyên tử này là: 3u/1u = 3

Nguyên tử có 1 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên sẽ có 1 proton trong hạt nhân. Suy ra số hạt nơtron trong hạt nhân là 2.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,48 gam Ag. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Cho m gam Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,48 gam Ag. Giá trị của m là

Đáp án:

BTe :2nCu = n Ag ;nAg = 0,06 mol

=> nCu = 0,03 mol

=> mCu = 1,92gam

Xem đáp án và giải thích
Obitan py có dạng hình số tám nổi
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Obitan py có dạng hình số tám nổi 


Đáp án:
  • Câu A. được định hướng theo trục z

  • Câu B. được định hướng theo trục y.

  • Câu C. được định hướng theo trục x.

  • Câu D. không định hướng theo trục nào.

Xem đáp án và giải thích
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch của hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch của hỗn hợp.


Đáp án:

∗ Cách tách 2 ion từ hỗn hợp:

- Cho NaOH đến dư vào hỗn hợp ta thu được hai phần : kết tủa là Fe(OH)3, dung dịch là NaAlO2, NaOH dư

Fe2+ + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2Na+

Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

Al3+ + 3NaOH → 2Na+ + Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

- Tách kết tủa: hòa tan kết tủa trong HCl thu được muối

Fe(OH)3 + HCl → FeCl3 + 2H2O

 

Sau đó cho Fe vào dd để thu được muối Fe2+

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

- Phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

Hòa tan kết tủa trong HCl thu muối Al3+

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

∗ Nhận biết mỗi ion từ hỗn hợp

Cho NaOH vào hỗn hợp hai cation, nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2 đem để ngoài không khí thấy có kết tủa nâu đỏ đó là Fe(OH)3 ⇒ chứng tỏ có ion Fe2+

Nếu thấy dung dịch có kết tủa keo trắng sau đó tan ra trong NaOH dư thì có ion Al3+.

PTHH: tương tự như phần tách chất.

Xem đáp án và giải thích
Butan có công thức C4H10 khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Butan có công thức C4H10 khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.


Đáp án:

2C4H10 + 13O2  --t0--> 8CO2 + 10H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…