Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Lấy từng chất một mẫu thử:
- Cho lần lượt từng mẫu thử trên qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, mẫu thử nào làm đục nước vôi trong đó là CO2:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
- Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào làm than hồng bùng cháy đó là oxi.
- Cho mẫu thử còn lại qua CuO nung nóng, khí nào đó có xuất hiện Cu ( màu đỏ). Đó là H2. Mẫu thử còn lại là không khí không làm đổi màu CuO.
CuO + H2 → Cu + H2O
Este vinyl axetat có công thức là
Câu A. CH3COOCH3.
Câu B. CH3COOCH=CH2.
Câu C. CH2=CHCOOCH3.
Câu D. HCOOCH3.
Trình bày tính chất vật lí & cách nhận biết kim loại Liti
1. Tính chất vật lí:
- Kim loại kiềm. Trắng – bạc. Nhẹ nhất trong các kim loại, mềm, dễ nóng chảy.
- Có khối lượng riêng là 0,534 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 180,50C và sôi ở 1336,60C
2. Nhận biết
- Đốt cháy các hợp chất của Kali, cho ngọn lửa màu đỏ.
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là
Câu A. 886
Câu B. 890
Câu C. 884
Câu D. 888
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?
a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
a. Các kim loại Al, Mg, Ca, Na,
* Hòa tan 4 kim loại vào nước ta được 2 nhóm:
- Nhóm kim loại tan: Ca, Na
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Sục khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có tạo ra kết tủa là Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Nhóm hai kim loại không tan trong nước là Mg và Al
Đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra Al do bị tan ra còn Mg thì không.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Các dung dịch muối.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 dung dịch muối, nhận ra AlCl3 vì có kết tủa.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CaCl2 vì có kết tủa:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Còn lại là NaCl.
c. Các oxit CaO, MgO, Al2O3
- Hòa tan vào H2O thì CaO tan.
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Hòa tan 2 mẫu còn lại vào dung dịch kiềm thấy mẫu tan là Al2O3.
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
- Còn lại là MgO.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
- Hòa tan các mẫu thử vào nước: Al(OH)3 không tan.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch, nhận ra Ca(OH)2 vì tạo CaCO3 kết tủa
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
- Còn lại là NaOH
Hãy tìm công thức hóa học của khí A.
- Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần.
- Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.
Khối lượng mol của khí A : dA/H2 = 17 ⇒ MA = 17.2 = 34 (g)
Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A:
mH = (34.5,88%)/100% = 2g
=>mS = 34 – 2 = 32 (g)
Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A có: nH = 2/1 = 2 mol; nS = 32/32 = 1 mol
Vậy trong 1 mol phân tử chất A có : 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S
⇒ CTHH của khí A là H2S
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet