Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20,0g tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hidro (đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%.
nH2 = 0,6 mol
C + NaOH → không phản ứng
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
Từ phương trình phản ứng ta có:
nSi = 0,5nH2 = 0,3 mol
⇒ mSi = 0,3.28 = 8,4 g
%mSi = 8,4/20 . 100% = 42%
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: nồng độ, áp suất và nhiệt độ
- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau nên có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.
Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.
Hỗn hợp M gồm anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (Mx < My). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2 O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là?
Đặt 2 amin Cn− H2n− +3 N
nCO2 = 0,1 mol; nO2 = 0,2025 mol
bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nH2O = 0,205 mol
nH2O – nCO2 = 1,5namin ⇒ namin = 0,07 mol ⇒ 0,07n−
< 0,1 (nCO2 = 0,1 mol)
⇒ n− <1,42 ⇒ 2 amin: CH5N và C2H7N
Sắp xếp các hợp chất sau : metyl amin (I) ; dimetylamin(II) ; NH3(III) ; p-metylanilin (IV) ; anilin (V) theo trình tự tính bazo giảm dần :
Câu A. II > I > III > IV > V
Câu B. IV > V > I > II > III
Câu C. I > II > III > IV
Câu D. III > IV > II > V > I
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
Câu A.
4
Câu B.
5
Câu C.
6
Câu D.
2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB