Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:
(a) Fe3O4 và Cu (1:1)
(b) Na và Zn (1:1)
(c) Zn và Cu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)
(e) FeCl2 và Cu (2:1)
(g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
Câu A. 2
Câu B. 5
Câu C. 3 Đáp án đúng
Câu D. 4
Xét từng thí nghiệm:
(a) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Với tỉ lệ 1: 1,thì hh Fe3O4 và Cu tan hết trong dd HCl loãng, nóng dư.
(b) Na + H2O → NaOH + 1/2H2
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
(c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Cu không tan trong muối và HCl
(d) Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4
Tỉ lệ 1:1, các chất tan hết trong dd HCl
(e) Cu không tan trong HCl và FeCl2
(g) 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
1 mol → 0,5 mol còn dư 0,5 mol Cu không tan trong HCl.
Vậy các thí nghiệm thỏa mãn: a), b), d).
→ Đáp án C
A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu nguyên tử X là bao nhiêu?
Vì A và B là 2 đồng vị nên có cùng số proton và số electron. Gọi số nơtron của A và B lần lượt là a và b.
Ta có tổng số hạt trong A và B là 4p + a + b = 50 (1)
Mặt khác: 4p - (a + b) = 14 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ 8p = 64 ⇒ p = 8
Nung 4,84g hỗn hợp NaHCO3 và KHCO3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,56 lít CO2 (đktc). Xác định khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp trước và sau khi nung.
Đặt số mol NaHCO3 và KHCO3 là x, y
⇒ 84x + 100y = 4,84 (1)
2KHCO3 --t0--> K2CO3 + CO2 + H2O
2NaHCO3 --t0--> Na2CO3 + CO2 + H2O
Theo PT: nCO2 = [x + y]/2 = 0,56/22,4 = 0,025 mol
⇒ x + y = 0,05 (2)
Từ (1), (2) ⇒ x = 0,01; y = 0,04
Vậy khối lượng NaHCO3 là 0,01.84 = 0,84 gam
KHCO3 là 0,04.100 = 4,00 gam
Nguyên tử Al có 13 electron, 13 proton, 14 nơtron. Tính khối lượng của nguyên tử trên theo đơn vị u?
mAl = 13u + 14u + 13.0,00055u = 27,00715u.
Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là gì?
Phản ứng tạo khí: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Có khí thoát ra chứng tỏ (2) đã xảy ra, vậy CO32-đã phản ứng hết
Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ trong Y có HCO3-.
Vậy sau phản ứng (2) HCl đã hết.
nCO2 = nHCl(2) = nHCl – nHCl(1) = a – b (mol)
V = 22,4(a-b)
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m
Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)
⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).
Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB