Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45g dung dịch HNO3 63% (có H2SO4 làm xúc tác ). Hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng axit picric thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45g dung dịch HNO3 63% (có H2SO4 làm xúc tác ). Hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng axit picric thu được là bao nhiêu gam?


Đáp án:

nphenol = 0,2 mol; nHNO3 = 0,45 mol

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

⇒ HNO3 hết; npicric = 1/3 nHNO3 = 0,15 mol

⇒ mpicric = 0,15. 229 = 34,35g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).


Đáp án:

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.

Trong tripeptit có ba liên kết peptit

Các công thức cấu tạo của tripeptit:

Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;

Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.

Xem đáp án và giải thích
Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào


Đáp án:

Gọi nguyên tử khối của kim loại R là R và có hóa trị là x (x = 1, 2, 3, 4)

4R + xO2 --t0-->  2RROx

4 → x → 2 mol

Theo đề bài ta có: mO2 = 40/100 . mR 

<=>32x = 0,4.4.MR

=> MR = 20x

x 1 2 3
MR 20 (loại) 40 (Canxi) 60 (loại)

Vậy R là Canxi (Ca).

Xem đáp án và giải thích
Có 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn: lòng trắng trứng, xà phòng, glixerol, hồ tinh bột. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các chất trong 4 lọ trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn: lòng trắng trứng, xà phòng, glixerol, hồ tinh bột. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các chất trong 4 lọ trên.



Đáp án:

 - Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng các dung dịch trên, chỉ có một chất trong ống nghiệm có kết tủa vàng là lòng trắng trứng.

NhómCHOH của một số gốc amino axit trong protein đã phản ứng với HNO3, cho hợp chất mới mang nhóm NO2 có màu vàng.

- Cho 3 chất còn lại tác dụng với Cu(OH)2 chất nào trong ống nghiệm hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam là glixerol, 2 chất còn lại không tác dụng.

- Để phân biệt xà phòng và hồ tinh bột, cho dung dịch iot vào 2 ống nghiệm để nhận ra hồ tinh bột (dung dịch màu xanh tím), chất trong ống nghiệm còn lại là xà phòng.





Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về bột ngọt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Bột ngọt là muối của


Đáp án:
  • Câu A. axit oleic

  • Câu B. axit axetic

  • Câu C. axit aminoaxetic

  • Câu D. axit glutamic

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3-. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tìm V?


Đáp án:

Gọi x, y và z là số mol Mg2+, Ca2+ và Ba2+ trong dung dịch A. Dung dịch trung hòa điện nên: 2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 → x + y + z = 0,15

    Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO32- = x + y + z = 0,15 = nK2CO3

    ⇒ Vdd K2CO3 = 0,15/1 = 0,15 (lit)=150 (ml)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…