Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

BTKL: mH2O = m a.a + m(COOH)2 + mNaOH – m chất rắn = 14,19 + 0,05.90 + 0,3.40 – 26,19 = 4,5 gam

=> nH2O = 0,25 mol < nNaOH => NaOH dư, các chất trong X phản ứng hết

nH2O = na.a + 2n(COOH)2 => na.a = 0,25 – 2.0,05 = 0,15 mol

=> M a.a = 14,19 : 0,15 = 94,6 => R = 33,6

Hỗn hợp muối sau phản ứng với HCl gồm:

ClH3N-R-COOH: 0,15 mol

NaCl: 0,3 mol

=> m muối = 0,15(52,5 + R + 45) + 0,3.58,5 = 37,215 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Amino axit X chứa một nhóm amin bậc I trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được VCO2: VN2 = 4:1. Tìm công thức cấu tạo của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Amino axit X chứa một nhóm amin bậc I trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được VCO2: VN2 = 4:1. Tìm công thức cấu tạo của X


Đáp án:

Công thức của aminoaxit X có dạng: H2N – CxHy(COOH)n

Phản ứng: H2N – CxHy(COOH)n → (n + x)CO2 + 1/2 N2

Ta có :

Vậy X là: H2N – CH2COOH

Xem đáp án và giải thích
Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là bao nhiêu?


Đáp án:

MN2 = 2.14 = 28 g/mol.

Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là:

nN2 =5 mol.

Xem đáp án và giải thích
Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17. a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.


Đáp án:

a) Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:

X (Z = 9) ls2 2s2 2p5.    Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.

Y (Z = 16) ls2 2s2 2p6 3s2 3p4.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Z (Z = 17) ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

b) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp thủy luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. Ca

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Na

  • Câu D. Ag

Xem đáp án và giải thích
Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

 Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O

    Fe + 2Fe(NO3 )3 → 3Fe(NO3 )2

    Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

    nN(trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO,NO2

    Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

    nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

    Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m ⇒ m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…