Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp. Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (1)... Dùng dụng cụ đo mới xác định được (2)... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (3)...
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.

Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (1)... Dùng dụng cụ đo mới xác định được (2)... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (3)...


Đáp án:

1) Một số tính chất bề ngoài (thể, màu…)

2) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng,..

3) Làm thí nghiệm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp A gồm hiđro và hơi benzen. Tỉ khối của A so với metan là 0,6. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì chỉ xảy ra phản ứng làm cho một phần benzen chuyển thành xiclohexan. Hỗn hợp sau phản ứng có tỉ khối hơi so với metan là 0,75. Tính xem bao nhiêu phần trăm benzen đã chuyển thành xiclohexan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm hiđro và hơi benzen. Tỉ khối của A so với metan là 0,6. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì chỉ xảy ra phản ứng làm cho một phần benzen chuyển thành xiclohexan. Hỗn hợp sau phản ứng có tỉ khối hơi so với metan là 0,75. Tính xem bao nhiêu phần trăm benzen đã chuyển thành xiclohexan.





Đáp án:

Giả sử trong 1 mol hỗn hợp A có X mol C6H6 và (1 - x) mol H2.

MA = 78x + 2(1 - x) = 0,6.16 = 9,6 (g/mol)

x = 0,1

Vậy, trong 1 mol A có 0,1 mol C6H6 và 0,9 mol H2.

Nếu cho 1 mol A qua chất xúc tác Ni, có n mol C6H6 phản ứng :

C6H6 + 3H2     C6H12

n mol    3n mol    n mol

Số mol khí còn lại là (1 - 3n) nhưng khối lượng hỗn hợp khí vẫn là 9,6 (g). Vì vậy, khối lượng trung bình của 1 mol khí sau phản ứng :

Tỉ lệ C6H6 tham gia phản ứng : (100%) : (3.0,1)  = 67%.




Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).


Đáp án:

Có thể có các tripeptit

        +) Gly – Ala –Phe

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3 )-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Gly – Phe – Ala

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-COOH

        +) Ala – Gly – Phe

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Ala – Phe – Gly

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2 (CH2-C6 H5)-CO-NH-CH2-COOH

        +) Phe – Gly –Ala

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2 (CH3)-COOH

        +) Phe – Ala – Gly

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc , thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc , thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là gì?


Đáp án:

2R-OH → R2O + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mancol = mete + mH2O = 7,8g

nancol = 2nH2O = 0,2 mol ⇒ Mancol = 7,8 : 0,2 = 39 ⇒ R = 22 ⇒ -CH3 (15) và –C2H5 (29)

⇒ CH3OH và C2H5OH

Xem đáp án và giải thích
Nhóm oxi lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với 3 chất. (2). Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa . (3). Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh. (4). Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2. (5). Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?


Đáp án:

Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion

Ta có phương trình  ion:

Ag + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl + NO3- + Na+

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:

Ag + Cl- → AgCl ↓

Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước, sau phản ứng:

Thí dụ 2: Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion.

Ta có phương trình hóa học.

2Na+ SO3 2- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2

2H+ + SO32- → H2O + SO2

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…