Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là:
Câu A. tính oxi hoá
Câu B. tính bazơ
Câu C. tính khử Đáp án đúng
Câu D. tính axit
Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là: tính khử.
Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 (dư) thoát ra 0,56 lit (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Tìm m
Ta có: nNO = 0,56/22,4 (mol); nO =(3-m)/16 (mol) và nFe = m/56 (mol)
Các bán phản ứng:
Fe → Fe3+ + 3e
(mol) m/56 3m/56
O + 2e → O2-
(mol) (3-m)/16 (2(3-m))/16
NO3- + 3e → NO
(mol) 0,075 ← 0,025
Áp dụng định luật bảo toàn electron
(3m)/56 = (3-m)/8 +0,075 => m = 2,52 (gam)
Câu A. Màu vàng và màu da cam
Câu B. Màu vàng và màu nâu đỏ
Câu C. Màu da cam và màu vàng
Câu D. Màu nâu đỏ và màu vàng.
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí
+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi
+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.
- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro
Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng
+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2
H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
+ Nếu không hiện tượng → không khí.
Viết phương trình phản ứng hóa học cho chuỗi phản ứng sau:
MgCO3 → MgSO4 → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgO → MgSO4.
(1) MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O
(2) MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4↓
(3) MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
(4) Mg(OH)2 --t0--> MgO + H2O
(5) MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet