Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng thủy phân của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng thủy phân este được thực hiện trong :


Đáp án:
  • Câu A. nước.

  • Câu B. dung dịch axit.

  • Câu C. dung dịch kiềm.

  • Câu D. Cả A, B, C. Đáp án đúng

Giải thích:

Phản ứng thủy phân được thưc hiện trong môi trường nước, axit và kiềm. Ví dụ: CH3COOCH2CH3 + H2® (H+) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + NaOH ® (H2O, to) CH3COONa + C2H5OH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?


Đáp án:

nAl = 0,4 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3S --t0--> Al2S3

2 → 1 mol

0,4 → 0,2 (mol)

mAl2S3 lt = 0,2.150 = 30 g

Hiệu suất phản ứng là: H = mtt/mlt .100% = 85%

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết nguyên tắc sản xuất gang và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết nguyên tắc sản xuất gang và viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

Nguyên tắc sản xuất gang : Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim (lò cao). Các phương trình hóa học xảy ra :

    C + O2 → CO2

    C + CO2 → 2CO

Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt:

    3CO + Fe2O3 → 3CO2 ↑ + 2Fe

    MnO2 + 2CO → Mn + 2CO2 ↑

    SiO2 + 2CO → Si + 2CO2 ↑

Sắt nóng chảy hòa tan cacbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng,1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng,1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc.


Đáp án:

Theo đề bài, ta có: AAg = 107,02.MH = 107,02.1,008 = 107,876 u.

Xem đáp án và giải thích
Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì? a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g; SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g. b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì?

a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g;

SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g.

b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g


Đáp án:

Các kí hiệu cho biết:

a)- Độ tan của KNO3 ở 20oC là 31,6g, ở 100oC là 246g.

- Độ tan của CuSO4 ở 20°C là 20,7g, ở 100°C là 75,4g

b) Độ tan của khí CO2 ở 20oC 1atm là 1,73g ở 60oC 1atm là 0,07g.

Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là gì?


Đáp án:

Hòa tan quặng vào HNO3 thoát ra khí màu nâu là NO2.

Dung dịch thu được cho tác dụng với dd BaCl2 → kết tủa trắng là BaSO4 (không tan trong axit mạnh)

⇒ Quặng sắt ban đầu là FeS2

PTHH:

FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…