Tinh bột được tạo thành ở cây xanh nhờ phản ứng
Câu A. Thủy phân
Câu B. Quang hợp Đáp án đúng
Câu C. Hóa hợp
Câu D. Phân hủy
Tinh bột được tạo thành ở cây xanh nhờ phản ứng Quang hợp
Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25oC thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước) bao nhiêu?
nNa = 46/23 = 2 (mol)
nCl2 = 71/71 = 1 (mol)
mH2O = V.D = 10.1 = 10kg
Nhiệt tỏa ra khi cho 2 mol Na tác dụng với 1 mol Cl2 là:
Q = 98,25. 2 = 196,5 (kcal)
Q = mC(T2 - T1) = 10.1 (T2 - T1) = 196,5 ⇒ T2 - T1 = 19,65
T2 = 19,65 + 25 = 44,65 oC
Phản ứng nào sau đây là không đúng?
Câu A. 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
Câu B. 2Al + 3Cl2 -> 2AlCl3
Câu C. FeCl2 + Na2SO4 -> FeSO4 + 2NaCl
Câu D. BaO + CO -> BaCO3
Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tích chất vật lí gì của vàng khi lám trang sơn mài ?
Câu A. Có khả năng khúc xạ ánh sáng
Câu B. Tính dẻo và có ánh kim
Câu C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt
Câu D. Mềm, có tỉ khổi lớn
Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau:
250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:
- NaCl;
- KNO3;
- CuSO4.
n = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)
* NaCl: mNaCl = n.M = 0,025.58,5 = 1,4625(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 1,4625g NaCl cho cốc và khuây nhẹ cho đủ 250ml dung dich. Ta được 250ml dung dịch NaCl 0,1M.
* KNO3: mKNO3 = n.M = 0,025.101 = 2,525(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 2,525g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250ml dung dịch, ta được 250ml dung dịch KNO3 0,1M.
* CuSO4: mCuSO4 = 0,025.160=4(g)
- Cách pha chế: Cân lấy 4g CuSO4 cho vào bình chia độ có dung tích 300ml, đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250ml dung dịch CuSO4 0,1M.
Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột
a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB