Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp đại số
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

?FeCO3 + ?HNO3  -->? Fe(NO3)3 + ?NO + ?CO2 + ?H2O

Tổng hệ số của phương trình sau phản ứng là:


Đáp án:
  • Câu A.

    12

    Đáp án đúng

  • Câu B.

    14

  • Câu C.

    22

  • Câu D.

    20

Giải thích:

Đặt các hệ số lần lượt là ẩn: a, b, c, d, e, f

Ta có: aFeCO3 + bHNO3 ----> ? cFe(NO3)3 + dNO + eCO2 + fH2O

Xét từng nguyên tố ta có:

Fe: a = c (1)

C: a = e (2)

H = b = 2f (3) à f = b/2 (3’)

N: b = 3c + d (4) à d = b – 3c (4’)

O: 3a + 3b = 9c + d + 2e + f (5)

Thế 1,2, 3’, 4’ vô 5 ta được 3c + 3b = 9c + b – 3c + 2c + b/2

  • 10c = 3b

Ta thấy c = 3, b = 10 thỏa  mãn à a = 3, e = 3, d = 1, f = 5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy viết bảng tóm tắt về những kim loại trong nhóm 1B về: a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn). b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản. c. Ứng dụng của các kim loại trong nhóm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết bảng tóm tắt về những kim loại trong nhóm 1B về:

a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn).

b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản.

c. Ứng dụng của các kim loại trong nhóm.


Đáp án:

a)

  Số lớp electron Số electron lớp ngoài cùng Cấu hình electron
29Cu 4 3d104s1 [Ar]3d104s1
47Ag 5 4d105s1 [Kr]4d105s1
79Au 6 5d106s1 [Xe]4f145d106s1
 

b)

  Tính chất vật lí cơ bản Tính chất hóa học cơ bản
29Cu

Là kim loại nặng, màu đỏ, dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Khối lượng riêng của đồng là 8,98 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 1083oC.

* Tác dụng với O2:

2Cu + O2 → 2CuO

* Tác dụng với phi kim:

Cu + Cl2 → CuCl2

* Tác dụng với axit có tính oxi hóa:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

47Ag

Là kim loại nặng, màu trắng, mềm dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Khối lượng riêng của bạc là 10,5 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 960,5oC

* Tác dụng với O2:

Ag không tác dụng với O2

* Tác dụng với phi kim:

2Ag + Cl2 → 2AgCl

* Tác dụng với axit có tính oxi hóa

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO↑ + 2H2O

79Au

Là kim loại nặng, màu vàng, dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Khối lượng riêng của vàng là 19,3 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy 1063oC.

* Tác dụng với O2:

Au không tác dụng với O2.

* Tác dụng với phi kim:

Au không tác dụng với phi kim.

* Tác dụng với axit có tính oxi hóa:

Au không tác dụng với axit oxi hóa, nhưng tác dụng được với nước cường toan (hỗn hợp HNO3; HCl được trộn theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1:3)

Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO↑ + 2H2O

c)

  Ứng dụng
29Cu

- Đồng thau là hợp kim Cu –Zn (45% Zn) có tính cứng và bền hơn đồng, dùng để chế tạo các chi tiết máy, chế tạo các thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển.

- Đồng bạch là hợp kim Cu – Ni (25% Ni), có tính bền, đẹp, không bị ăn mòn trong nước biển. Đồng bạch được dùng trong công nghiệp tàu thủy, đúc tiền,...

- Đồng thanh là hợp kim Cu –Sn, dùng để chế tạo máy móc, thiết bị.

- Hợp kim Cu –Au, trong đó 2/3 là Cu, 1/3 là Au (hợp kim này được gọi là vàng 9 cara), dùng để đúc các đồng tiền vàng, vật trang trí,...

Các ngành kinh tế sử dụng đồng trên thế giới:

    + Công nghiệp điện: 58%

    + Kiến trúc xây dựng: 19%

    + Máy móc công nghiệp: 17%

    + Các nghành khác: 6%

47Ag

- Bạc tinh khiết được dùng để chế tạo đồ trang sức, vật trang trí, mạ bạc cho những vật bằng kim loại, chế tạo một số linh kiện trong kĩ thuật vô tuyến, chế tạo ắc quy (ắc quy Ag – Zn có hiệu điện thế 1,85V).

- Chế tạo hợp kim, thí dụ hợp kim Ag – Cu, hợp kim Ag – Au. Những hợp kim này dùng để làm đồ trang sức, bộ đồ ăn, đúc tiền,...

- Ion Ag+ (dù nồng độ rất nhỏ, chỉ khoảng 10-10 mol/l) có khả năng sát trùng diệt khuẩn.

79Au

Vàng được dùng làm đồ trang sức, mạ vàng cho những vật trang trí,... phần lớn vàng được dùng để chế tạo các hợp kim: Au – Cu; Au –Ni; Au – Ag,..

Xem đáp án và giải thích
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là bao nhiêu?


Đáp án:

Cứ 278 gam FeSO4.7H2O có 152 gam FeSO

=> 55,6 gam FeSO4.7H2O có x (g) FeSO4

Khối lượng FeSO4 là mFeSO4 = 55,6.152/278 = 30,4 (gam)

Số mol FeSO4 nFeSO4 = 30,4/152 = 0,2 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

nH2 = nFeSO4 = 0,2 (mol) => VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau :


Đáp án:

1. CaO tác dụng với CO2.

CaO + CO2 → CaCO3

2. CaO tác dụng với H2O.

CaO + H2O → Ca(OH)2

3. Ca(OH)2 tác dụng với CO2 hoặc Na2CO3.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

4. Phân huỷ CaCO3 ở nhiệt độ cao.

CaCO3 → CaO + CO2

5. CaO tác dụng với dung dịch HCl.

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau: a. CH3-CH=CH2. b. CH2=CCl-CH=CH2. c. CH2=C(CH3)-CH=CH2. d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2(axit isophtalic). e. NH2-[CH2]10COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau:

a. CH3-CH=CH2.

b. CH2=CCl-CH=CH2.

c. CH2=C(CH3)-CH=CH2.

d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2(axit isophtalic).

e. NH2-[CH2]10COOH.


Đáp án:

Các phản ứng a,b,c là các phản ứng trùng hợp; d,e là các phản ứng trùng ngưng

a. nCH3-CH=CH2 --t0,xt--> (-CH(CH3)-CH2-)n  

b. nCH2=CCl-CH=CH2 --t0,xt--> (-CH2-CCl=CH-CH2-)n

c. nCH2=C(CH3)-CH=CH2  --t0,xt-->  (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n

d. nCH2OH-CH2 OH + m-HOOC-C6H4-COOH    --t0,xt--> (-O-CH2-CH2-O-OC-C6H4-CO-)n

e. nNH2-[CH2]10-COOH  --t0,xt-->  (-NH-[CH2]10-CO-)n

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Có hai dung dịch sau : a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+. b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai dung dịch sau :

a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.

b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.


Đáp án:

a) Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.

                                 CH3COOH              <-------->         CH3COO-         +       H+

Trước điện li                   0,1                                                      0                          0

Điện li                             x                                                         x                          x

Sau điện li                       0,1 - x                                                x                          x

Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,75.10-5

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6

⇒ x = 1,32.10-3

⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít

b) Xét 1 lít dung dịch NH3    

                                        NH3                           +                 H2O              <-------->         NH4+          +             OH-

Trước điện li                   0,1                                                      0                          0

Điện li                             x                                                         x                          x

Sau điện li                       0,1 - x                                                x                          x

Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,8.10-5   

Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6

⇒ x = 1,34.10-3

⇒ [OH-] = 1,34.10-3 mol/lít.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…