Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
Câu A. Bột sắt.
Câu B. Bột lưu huỳnh. Đáp án đúng
Câu C. Bột than.
Câu D. Nước.
Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng bột lưu huỳnh để khử độc thủy ngân.
Trình bày cách phân loại acid.
Dựa vào cấu tạo axit chia làm 2 loại:
+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF,...
+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3,...
Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
0,5 1,5 ← 1 (mol)
Theo PTHH ⟹ nN2(LT) = 0,5 (mol) và nH2(LT) = 1,5 (mol)
Do H = 25% ⟹ nN2(TT) = 0,5/25% = 2 (mol) ⟹ VN2 = 44,8 (lít).
Do H = 25% ⟹ nH2(TT) = 1,5/25% = 6 (mol) ⟹ VH2 = 134,4 (lít).
a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankadien đồng phân có công thức phân tử C4H6 và C5H8.
b) Đồng phân cấu tạo nào của pentadien có thể tồn tại dưới dạng các đồng phân hình học? Viết công thức lập thể của chúng.
a) C4H6:
CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien
CH2=C=CH-CH3: buta-1,2-đien
Với C5H8:
CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta-1,2-đien
CH2=CH-CH=CH-CH3 : Penta-1,3-đien
CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien
CH3-CH=C=CH-CH3 : Penta-2,3-đien
CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien
CH2=C=C(CH3 )2 : 3-metylbuta-1,2-đien
b) Đồng phân tồn tại dưới dạng đồng phân hình học là :
CH2=CH-CH=CH-CH3 : (Penta-1,3-đien)
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?
Tích số ion của nước là tích số của nồng độ H+ và nồng độ OH- ([H+][OH- ] ) trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau. Ở 25oC bằng thực nghiệm, người ta xác định được [H+] = [OH-] = 10-7 (M).
Vậy tích số ion của nước (ở 25oC) là [H+][OH-] = 10-14.
Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau :
(1) 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(6) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
(7) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
(8) FeSO4 + Zn → ZnSO4 + Fe
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB