Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m
Ví dụ: tinh bột (C6H10O5)n
Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:
Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như : glucozơ và fructozơ.
Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như : mantozơ.
Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như : tinh bột, ...
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:
- lượng chất.
- khối lượng chất.
a) Phương trình hóa học của phản ứng
Fe + S → FeS
2Al + 3S → Al2S3
b) Gọi nFe = x mol, theo PT ⇒ nS (1) = nFe = x mol
Gọi nAl = y mol, theo PT ⇒ nS (2) = 3/2.nAl = 3/2y mol
⇒ nS = x +3/2y = 0,04 mol
mhh = 56x + 27y = 1,1.
Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.
Tỉ lệ % sắt và nhôm trong hỗn hợp theo lượng chất ( theo số mol là):
Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp theo khối lượng chất:
mAl = 0,02 x 27 = 0,54g
mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.
%mAl = 0,54/1,1 . 100% = 49,09%
%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%
Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết được 3 chất trên
- Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO
PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2
- Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO
PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O
Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe thì cần đủ 2,24 lít CO (đktc). Tính Khối lượng sắt thu được?
Gọi x là số mol của FeO, y là số mol Fe3O4, z là số mol Fe2O3, t là số mol Fe
Ta có 17,6 = 72x + 232y + 160z + 56t (1)
Fe2O3 + 3CO --t0--> 2Fe + 3CO2
z 3z 2z (mol)
Fe3O4 + 4CO --t0--> 4CO2 + 3Fe
y 4y 3y (mol)
FeO + CO --t0--> CO2 + Fe (mol)
x x x
Ta có x + 4y + 3z = 0,1
Khối lượng Fe là m = 56(x + 3y + 2z + t)
Từ (1) ta có 17,6 = 56(x + 3y + 2z + t) + 16(x + 4y + 3z)
17,6 = m + 16.0,1
=> m = 16
Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M.Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6l khí H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
nNa+ = nOH- = nNaOH = 0,6M
X + NaOH → dung dịch Y(Mg2+;Fe2+;H+ dư;Cl-)
NaOH + Y: Mg2+; Fe2+ kết tủa với OH- .
⇒ dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa Na+ và Cl-.
⇒ nCl- = nNa+=0,6⇒ VHCl=0,6: 2= 0,3lít
Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc a-amino axit) mạch hở là:
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 7
Câu D. 6
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB