Benzyl axetat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Benzyl axetat có công thức cấu tạo là

Đáp án:
  • Câu A. C6H5COOCH3

  • Câu B. CH3COOCH2C6H5. Đáp án đúng

  • Câu C. HCOOC2H5.

  • Câu D. CH2=CHCOOC6H5.

Giải thích:

Đáp án B Benzyl axetat có công thức cấu tạo là CH3COOCH2C6H5.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính khối lượng chất tan có trong 500 ml dung dịch KNO3 2M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng chất tan có trong 500 ml dung dịch KNO3 2M


Đáp án:

Đổi 500 ml = 0,5 lít

Số mol chất tan có trong 500 ml KNO3 2M là:

nKNO3 = CM.V = 2.0,5 = 1 mol

Khối lượng KNO3 có trong dung dịch là:

mKNO3 = 1.101 = 101 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về danh pháp của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là:


Đáp án:
  • Câu A. triolein

  • Câu B. tristearin

  • Câu C. trilinolein

  • Câu D. tripanmitin

Xem đáp án và giải thích
Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc).  Tìm V?


Đáp án:

2Al (0,2) + 2NaOH (0,2 mol) + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Sau phản ứng Al dư, NaOH hết

nkhí = 0,03 mol → V = 0,03.22,4 = 0,672 lít.

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu- mFe = 0,05 x 64 – 0,05 x 56 = 0,4(g)

Xem đáp án và giải thích
Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách nung nóng kali clorat KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45g. Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân hủy là 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách nung nóng kali clorat KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45g. Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân hủy là 80%.


Đáp án:

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có khối lượng khí oxi thu được là:

   mO2 = 24,5 – 13,45 = 11,05(g)

   Khối lượng thực tế oxi thu được: mO2 = (11,05 x 80)/100 = 8,84 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…