Bài toán xác định khối lượng Ag sinh ra từ phản ứng tráng bạc của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch bac nitrat trong amoniac đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng bạc đã sinh ra là


Đáp án:
  • Câu A. 10,8 gam.

  • Câu B. 43,2 gam.

  • Câu C. 21,6 gam Đáp án đúng

  • Câu D. 32,4 gam.

Giải thích:

nAg = 2nglucozơ = 0,2 mol; => mAg = 21,6 gam; => Đáp án C.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập biện luận số chất béo thu thu được khi cho glixerol phản ứng với 2 axit béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
 Tính số gam KMnO4 cần phân hủy để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tính số gam KMnO4 cần phân hủy để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) 


Đáp án:

nO2 =0,1 mol

2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

0,2 ← 0,1 (mol)

mKMnO4 = 0,2.158 = 31,6 g

Xem đáp án và giải thích
Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học. b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng

a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học.

b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học


Đáp án:

a) Điều chế bằng phương pháp hoá hợp : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO.

b) Điều chế bằng phương pháp phân huỷ : CuO, CO2, CaO, MgO.

Thí dụ :

CuCO3 to→ CuO + CO2

CaCO3 to→ CaO + CO2

MgCO3 to→ MgO + CO2

Xem đáp án và giải thích
X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X?


Đáp án:

TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3

TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3

nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol

nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol

Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.

Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.

Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.

Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định tên gọi của axit béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Axit có cấu tạo : CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH được gọi là :


Đáp án:
  • Câu A. Axit panmitic.

  • Câu B. Axit stearic.

  • Câu C. Axit oleic.

  • Câu D. Axit linoleic.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…