Bài toán thể tích
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và x mol HCl. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là 5,6 gam (biết NO là sản phẩm khử duy nhất NO3-). Thể tích khí thu được sau phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 0,672 lít

  • Câu B. 2,24 lít

  • Câu C. 1,12 lít

  • Câu D. 1,344 lít Đáp án đúng

Giải thích:

- Sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e. 0,1 mol → 0,2 mol. (vì lượng Fe phản ứng tối đa nên Fe chuyển lên Fe2+). - Sự khử: 4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O. 0,16 ← 0,04 → 0,12 → 0,04 mol. Cu2+ + 2e → Cu ; 0,02 → 0,04 mol. 2H+(dư) + 2e → H2 ; + BT e => 2nFe = 3nNO + 2nCu + 2nH2 => nH2 = 0,02 mol. => V = 22,4.(nNO + nH2) = 1,344 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?


Đáp án:

Gốc axit của axit HNO3 là nhóm (NO3) có hóa trị I

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cu thí nghiệm như hình vẽ. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi. B. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí. C. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro. D. Có thể dùng để điều chế hidro nhưng không thu được khí hiđro.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cu thí nghiệm như hình vẽ. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.

B. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.

C. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.

D. Có thể dùng để điều chế hidro nhưng không thu được khí hiđro.


Đáp án:

Câu trả lời đúng là C.

PT: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Từ phản ứng này ⇒ có thể điều chế khí H2

Khí H2 nhẹ hơn không khí nên úp ngược ống nghiệm sẽ thu được khí H2

Xem đáp án và giải thích
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính số mol đường có trong dung dịch đường sau khi trộn?


Đáp án:

Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = CM.V = 0,5. 2= 1 mol

Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = CM.V = 1. 3 = 3 mol

Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 1+3 = 4 mol

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

  • Câu B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh, xoắn vào nhau tạo thành sợi xenlulozơ.

  • Câu C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

  • Câu D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Xem đáp án và giải thích
 Cho 27,1 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit Glutamic, Glyxin, axetilen, stiren tác dụng tối đa với 150 ml dung dịch NaOH 2,0M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,1 gam hỗn hợp X trên người ta cần dùng x mol O2, thu được 15,3 gam H2O và y mol khí CO2. Tổng x + y bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 27,1 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit Glutamic, Glyxin, axetilen, stiren tác dụng tối đa với 150 ml dung dịch NaOH 2,0M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,1 gam hỗn hợp X trên người ta cần dùng x mol O2, thu được 15,3 gam H2O và y mol khí CO2. Tổng x + y bằng bao nhiêu?


Đáp án:

nCOOH = nNaOH = 0,3 mol

⇒ nO (hh X) = 0,6 mol

Qui đổi hỗn hợp ban đầu chứa: HCOOH: a mol ; NH2 – CH2 – COOH: b mol và C2H2: c mol

⇒ mX = 46a + 75b + 26c = 27,1 (1)

nCOOH = 0,3 mol = a + b (2)

⇒ nH2O = a + 2,5b + c = 0,85 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ a = 0,2 mol ; b = 0,1mol; c = 0,4mol

⇒ nCO2 = a + 2b + 2c =1,2 mol

=> nO2 = 1,2 + 0,85/2 - 0,3 = 1,325 mol

⇒x + y = nCO2 + nO2 = 2,525 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…