Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R’ là các gốc hidrocacbon), thành phần % về khối lượng của Nito trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được andehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành andehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:
Câu A. 5,34
Câu B. 2,67 Đáp án đúng
Câu C. 3,56
Câu D. 4,45
B1: Xác định CTPT của X; %mN = 15,73% ⇒ M(X) = (14.100):15,73 = 89; ⇒ R + R' = 89 - 44 - 6 = 29 ⇒ R = 14 (CH2); R' = 15 (CH3) CTCT của X là: H2N-CH2-COOCH3 M(X) = 89 ⇒ X là H2N-CH2COOCH3; B2: Xác định chất Y và tính m; Xét cả quá trình: H2N-CH2COOCH3 ® CH3OH + HCHO(Y); Lại có: 1 mol HCHO tạo 4 mol Ag; ⇒ nAg = 4nHCHO = 4nX ⇒ nX = 0,03 mol; ⇒ m = 2,67g
Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Tính khối lượng Al và Fe2O3 trong A
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B gồm Al2O3, Fe, Al dư hoặc Fe2O3 dư
(Do cho B vào dung dịch NaOH không cho có khí thoát ra hay không nên chưa thể khẳng định được ngay chất dư)
Xét trường hợp 1: Fe2O3 dư; Chất rắn B gồm: Al2O3; Fe; Fe2O3 dư
Cho B vào HCl, chỉ có phản ứng của Fe với HCl sinh ra khí:
Fe (0,1) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,1 mol) (2)
→ nAl pư = nFe = 0,1 mol → mAl = 2,7 gam; nFe2O3 pư = 0,1: 2 = 0,05 mol
Cho B vào NaOH, chất rắn C gồm Fe2O3 dư và Fe: 0,1 mol
→ m(Fe2O3 dư) = 8,8 – 5,6 = 3,2 mol
mFe2O3 ban đầu = m(Fe2O3 dư) + mFe2O3 phản ứng = 3,2 + 0,05.160 = 11,2 gam.
Xét trường hợp 2: Al dư; chất rắn B gồm Al2O3; Al dư; Fe.
Cho B vào HCl thì có Al và Fe phản ứng với HCl sinh khí
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (4)
Cho B vào NaOH, có Al; Al2O3 phản ứng, chất rắn C là Fe
nFe = 0,16 > nkhí ở (3) và (4). Vậy trường hợp này không thỏa mãn.
Vậy A gồm Al 2,7 gam và Fe2O3 11,2 gam.
Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:
a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.
b) 500ml dung dịch KNO3 2M.
c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.
d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.
a) nNaCl = CM.V = 0,5.1 = 0,5 (mol) → mNaCl = n.M = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g)
b) Đổi 500 ml = 0,5 lít
nKNO3 = CM.V = 2.0,5 = 1 (mol) → mKNO3 = n.M = 1.(39 + 14 + 16.3) = 101 (g)
c) Đổi 250 ml = 0,25 lít
nCaCl2 = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol) → mCaCl2 = n.M = 0,025(40 + 71) = 2,775 (g)
d) nNa2SO4 = CM.V = 0,3.2 = 0,6 (mol) → mNa2SO4= n.M = 0,6.142 = 85,2 (g)
Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất của etilen
- Tiến hành thí nghiệm: Như SGK
- Hiện tượng và giải thích: Dung dịch có sủi bọt khí bay lên.
C2H5OH --t0,H2SO4-->
CH2 = CH2 + H2O
+ Đốt khí thấy khí này cháy và tỏa nhiều nhiệt.
+ Khí bay lên tác dụng dung dịch KMnO4 thì ta thấy màu dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa nâu đen của MnO2.
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2↓ + 2KOH
? + ? → CaCO3 ↓ + ?
Al2O3 + H2SO4 → ? + ?
NaCl + ? → ? + ? + NaOH
KHCO3 + Ca(OH)2 → ? + ? + ?
1) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
(2) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
(3) 2NaCl + 2H2O --đpdd--> 2NaOH + H2 + Cl2
(4) 2KHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O
Câu A. Là chất oxi hóa
Câu B. Là chất khử
Câu C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
Câu D. A,B,C đều đúng
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet