Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:


Đáp án:
  • Câu A. 360 gam

  • Câu B. 270 gam Đáp án đúng

  • Câu C. 250 gam

  • Câu D. 300 gam

Giải thích:

n(C6H10O5)n = 2 mol; (C6H10O5)n + nH2® nC6H12O6Þ nC6H12O6 = 2.0,75 = 1,5 mol; Þ mC6H12O6 = 1,5.180 = 270g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan tới phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 66,98

  • Câu B. 39,4

  • Câu C. 47,28

  • Câu D. 59,1

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thủy phân saccarozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H=1, C=12, O=16, Ag=108)


Đáp án:
  • Câu A. 36,94 g

  • Câu B. 19,44 g

  • Câu C. 15,50 g

  • Câu D. 9,72 g

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Thực hành tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Thủy phân dẫn xuất halogen

- Tiến hành TN:

    + Thêm 2ml nước cất vào ống nghiệm chứa 0,5ml 1,2-đicloetan

    + Cho tiếp 1ml dd NaOH 20%

    + Đun sôi, gạn lấy lớp nước. Axit hóa bằng HNO3 rồi thử bằng dd AgNO3

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng là AgCl

- Giải thích: 1,2-đicloetan bị thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo thành ancol. Cl- sinh ra phản ứng với AgNO3 tạo kết tủa trắng AgCl

hí nghiệm 2: Tác dụng của glixetol với đồng(II) hidroxit

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 2 ống nghiệm: Mỗi ống 3 giọt dd CuSO4 5% và 2ml dd NaOH 10%

    + Nhỏ tiếp vào ống thứ nhất 5 giọt glixerol, ống thứ hai 5 giọt etanol

+ Quan sát. Sau đó nhỏ từ từ dd HCl vào cả 2 ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng:

    + Lúc đầu khi nhỏ CuSO4 vào dd NaOH ở 2 ống nghiệm cùng xuất hiện kết tủa.

    + Ống 1: Khi nhỏ glixerol , tạo phức chất màu xanh thẫm

    + Ống 2: Khi nhỏ etanol không có hiện tượng gì

- Giải thích:

Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh đậm do có các nhóm OH đính ở những nguyên tử C cạnh nhau.

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Thí nghiệm 3: Tác dụng của phenol với brom

- Tiến hành TN: Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol

- Hiện tượng: dung dịch brom mất màu, có kết tủa trắng xuất hiện.

- Giải thích: Brom thế vào nhân thơm ở phenol tạo kết tủa 2,4,6-tribromphenol.

Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm: mỗi ống nghiệm chứa lần lượt các dung dịch etanol (ống 1), glixerol (ống 2) và phenol (ống 3)

    + Nhỏ dung dịch brom lần lượt vào 3 ống nghiệm

- Hiện tượng

    + Ống nghiệm 3 chứa phenol làm mất màu dung dịch brom và xuất hiện kết tủa.

- Tiếp tục nhỏ vào 2 ống nghiệm còn lại: Mỗi ống 3 giọt dd CuSO4 5% và 2ml dd NaOH 10%

- Hiện tượng:

    + Ống nghiệm 2 chứa glixerol: xuất hiện kết tủa sau đó tan ngay thành phức tan màu xanh

PTHH:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

+ Ống 1 chứa etanol thấy xuất hiện kết tủa

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) : 1s22s22p63s2. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ne) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử Mg nhường 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. Mg có tính kim loại.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…