Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 3,36

  • Câu B. 3,12

  • Câu C. 2,97

  • Câu D. 2,76 Đáp án đúng

Giải thích:

C2H5NH3-OCO2-NH4 + 2NaOH --> Na2CO3 + C2H5NH2 + NH3 + 2H2O ; x ------> x ----------> x ---------> x ; C2H5NH3NO3 + NaOH --> NaNO3 + C2H5NH2 + H2O; y ---------------> y ------------> y ---------> y ; 124x + 108y = 3,4 và 2x + y = 0,04 => x = 0,01 và y = 0,02; m = 106 x 0,01 + 85 x 0,02 = 2,76 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch


Đáp án:

  Khi thay thế 1 mol muối cacbonat bằng muối sunfat của cùng một kim loại. Khối lượng muối kim loại tăng lên là: 96 - 60 = 36g

    nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

    Δm = 0,05.36 = 2,8 (g)

    mmuối = 12,4 + 1,8 = 14,2 (g)

Xem đáp án và giải thích
Số phản ứng xảy ra
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.

(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(c) Cho dd bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.

(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là 


Đáp án:
  • Câu A.

    4

  • Câu B.

    3

  • Câu C.

    2

  • Câu D.

    1

Xem đáp án và giải thích
a) Viết phương trình phản ứng điều chế hidro trong phòng thí nghiệm. b) Nguyên liệu nào được dùng để điều cế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

   a) Viết phương trình phản ứng điều chế hidro trong phòng thí nghiệm.

   b) Nguyên liệu nào được dùng để điều cế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.


Đáp án:

 a) Điều chế hidro trong phòng thí nghiệm:

                                           KL + acid  --> muối + H2

                                           Fe  +  2HCl  ---> FeCl2 + H2

  b) Nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:

   - Kim loại: Fe, Zn, Al, Mg.

   - Axit: HCl, H2SO4 loãng.

   Nguyên liệu dể điều chế H2 trong công nghiệp:

   - Chủ yếu là khí thiên nhiên, chủ yếu là CH4 ( metan) có lẫn O2 và hơi nước:

                                     2CH4  + O2  + 2H2O   -(800-9000C)->  2CO2  + 6H2

   - Tách hidro tử khí than hoặc từ chế biến dầu mỏ, được thực hiện bằng cách làm lạnh, ở đó tất cả các khí, trừ hidro, đều bị hóa lỏng.

Xem đáp án và giải thích
Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là


Đáp án:

Áp dụng: Tăng giảm khối lượng:

1 mol Fe phản ứng làm khối lượng kim loại tăng 8 gam

xmol------------------------------------------------1 gam

nFe = 1/8 mol => m Fe = 7 gam

Xem đáp án và giải thích
Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau: CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích? b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau: CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2 và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn. c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)

a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?

b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:

CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2

và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.

c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).


Đáp án:

a)

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

2                Cr+3     --> Cr+6    +    3e            Cr+3: chất khử

3                2Cl2     + 2e        ---> 2Cl-            Cl2: chất oxi hóa

b)

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2  

2               Cr+3            ---> Cr+2       + e          Cr+3: chất oxi hóa

3              2Zn - 2e      ---> 2Zn2+                      Zn: chất khử

Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)

Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…