Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit axetic, axit acrylic và axit malonic (HOOCCH2COOH). Cho 0,25 mol X phản ứng hết với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 0,4 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X trên cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được CO2 và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit oxalic trong X là

Đáp án:
  • Câu A. 21,63%.

  • Câu B. 43,27%. Đáp án đúng

  • Câu C. 56,73%.

  • Câu D. 64,90%.

Giải thích:

X gồm : x mol C2H2O4 ; y mol C2H4O2 ; z mol C3H4O2 ; t mol C3H4O4 Có nCO2 = nCOOH = 0,4= (nC2H4O2 + nC3H4O2) + 2(nC2H2O4 + nC3H4O4) => nO(X) = 2nCOOH = 0,8 mol Bảo toàn O có: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nCO2 = 0,6 mol Có nH2O = x + 2y + 2z + 2t = 0,4 mol Và nX = x + y + z + t = 0,25 mol => 2nX – nH2O = x = 0,1 mol Bảo toàn khối lượng : mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 20,8g => %mAxit oxalic = 43,27% =>B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh

  • Câu B. dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng

  • Câu C. dung dịch nhạt dần màu xanh

  • Câu D. dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu xanh

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?


Đáp án:

Cơm chứa một lư­ợng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến n­ước bọt của ngư­ời có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến n­ước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:

(C6H10O5)n    →       C12H22O11      +     C6H12O6

(Tinh  bột)           (Mantozơ)           (Glucozơ)

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng của xenlulozơ với axit nitric
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tính thể tích dung dịch HNO3 96% (D =1,52g /ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozo tạo 29,7 kg xenlulozo trinitrat.


Đáp án:
  • Câu A. 15,00 lít

  • Câu B. 1,439 lít

  • Câu C. 24,39 lít

  • Câu D. 12,952 lít

Xem đáp án và giải thích
Sục khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol CO2 là nCO2 = 6,72/22,4=0,3(mol)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,25 mol 0,25 mol   0,25 mol

CO2 dư sau phản ứng là 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)

Xảy ra phản ứng

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)

0,05 mol     0,05 mol

Như vậy CaCO3 không bị hòa tan 0,25 - 0,05 = 0,2(mol)

Khối lượng kết tủa thu được là m = 0,2.100 = 20(g)

Xem đáp án và giải thích
Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?


Đáp án:

Trong máu chứa hồng cầu, mà trong hồng cầu chứa huyết sắc tố đó cũng là một nguyên nhân giải thích máu người chúng ta có màu đỏ. Huyết sắc tố chính là Hemoglobin là một protein màu gồm 2 thành phần là nhân hem và globin. Hem là một sắc tố màu đỏ, nó rất quan trọng trong việc vận chuyển oxi trong dòng máu trong cơ thể. Hem chứa một nguyên tử sắt liên kết với oxi, và chính phân tử này đã vận chuyển oxi từ phổi bạn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Mặt khác mắt chúng ta thấy được màu sắc đặc biệt của các chất hóa học dựa trên các bước sóng ánh sáng mà chúng phản xạ. Vì huyết sắc tố liên kết với oxi hấp thụ ánh sáng màu xanh lam nên chúng phản xạ ánh sáng đỏ cam vào mắt của người nhìn, làm xuất hiện màu đỏ. Đó là lý do vì sao khiến máu chuyển sang màu đỏ tươi sáng khi oxi liên kết với sắt, nếu không có oxi máu chúng ta sẽ có màu đỏ đậm hơn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…