Bài toán đốt cháy hỗn hợp este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X (gồm CH3COOC2H3; C2H3COOCH3 và (CH3COO)3C3H5) cần 17,808 lí O2 (đktc) thu dược 30,36 g CO2 và 10,26 g H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với số mol NaOH là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,18 Đáp án đúng

  • Câu B. 0,16

  • Câu C. 0,12

  • Câu D. 0,2

Giải thích:

X quy về gồm: x mol C4H6O2 và y mol C9H14O6; nO2 = 0,795 mol; nCO2 = 0,69 mol; nH2O = 0,57 mol ; Bảo toàn O: 2x + 6y = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,36 mol ; → nNaOH = nCOO = ½ nO(X) = x + 3y = 0,18 mol → A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xà phòng hoá hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hoá hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Tìm V?


Đáp án:

etyl axetat và metyl propionat cùng CTPT là C4H8O2

⇒ nhỗn hợp hai este = 26,4 : 88 = 0,3 mol.

phản ứng: RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH.

⇒ nNaOH cần dùng = nhai este = 0,3 mol

⇒ VNaOH 0,5M = 0,3 : 0,5 = 0,6 lít ⇔ 600 ml.

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu 50ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch brom trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu 50ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch brom trên?


Đáp án:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2. (1)

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4. (2)

Từ phương trình (1) và (2) ta nhận thấy:

Tỉ lệ nC2H4 : nBr2 = 1:1

nC2H2 : nBr2 = 1:2

⇒ Số mol brom phản ứng tối đa với C2H2 gấp 2 lần C2H4 nên thể tích dung dịch brom cần dùng khi phản ứng với C2H2 cũng gấp 2 lần khi phản ứng với C2H

VBr2 cần dung khi phản ứng với 0,1 l axeilen là: 50ml × 2 = 100ml.

Xem đáp án và giải thích
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Thành phần phần trăm thể tích CO2 trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Thành phần phần trăm thể tích CO2 trong X là %?


Đáp án:

nFe2O3 = 0,3 mol ⇒ nO = 0,9 mol;

nH2O = 0,6 mol; ⇒ nH2 = 0,6 mol ⇒ nH2O ban đầu = 0,6 mol

H2 + [O]Fe3O4 → H2O

CO + [O]Fe3O4 → CO2

Bảo toàn oxi: nO (Fe3O4) = nH2 + nCO = 0,9

⇒ nCO = 0,3 mol

C + [O]H2O → CO

C + [O]H2O → CO2

Bảo toàn oxi: nO(H2O ban đầu) = nO (CO2) + nO (CO) = 0,6

⇒ nCO2 = 0,15 mol

%VCO2 = 0,15/[0,15 + 0,3 + 0,6] . 0,15/[0,15 + 0,3 + 0,6] . 100% = 14,3%

Xem đáp án và giải thích
Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl. Giải thích: a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol? b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl.

Giải thích:

a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?

b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?


Đáp án:

a) Khả năng phân li cho proton H+ tùy thuộc vào sự phân cực của liê kết –O-H (xem SGK)

Các nhóm hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm tăng độ phân cực của liên kết – O- H ⇒ H linh động hơn ⇒ tính axit tăng.

Các nhóm đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm giảm độ phân cực của liên kết – O –H ⇒ H kém linh động hơn ⇒ tính xaait giảm

Dựa trên đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron, ta thấy liên kết – O –H trong phân tử axit phân cực nhất rồi đến phenol và cuối cùng là ancol etylic.

b) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cacboxylic cao hơn so với anđêhit, xeton và ancol có cùng số cacbon vì axit tạo được liên kết hidro liên phân tử bền vững hơn.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm 2 chất A, B mạch hở, đều chứa các nguyên tố C, H, O và đều không tác dụng Na. Cho 10,7g hh X tác dụng vừa đủ NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu được phần rắn gồm 2 muối natri của 2 axít đơn chức no đồng đẳng liên tiếp và phần hơi bay ra chỉ có một rượu E duy nhất. Cho E tác dụng với Na dư thu được 1,12lít H2 (đktc). Oxi hoá E bằng CuO đun nóng và cho sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương. a) Tìm CTCT của E biết dE/KK= 2 b) Tìm CTCT A, B biết MA < MB
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp X gồm 2 chất A, B mạch hở, đều chứa các nguyên tố C, H, O và đều không tác dụng Na. Cho 10,7g hh X tác dụng vừa đủ NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu được phần rắn gồm 2 muối natri của 2 axít đơn chức no đồng đẳng liên tiếp và phần hơi bay ra chỉ có một rượu E duy nhất. Cho E tác dụng với Na dư thu được 1,12lít H2 (đktc). Oxi hoá E bằng CuO đun nóng và cho sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương.

a) Tìm CTCT của E biết dE/KK= 2

b) Tìm CTCT A, B biết MA < MB


Đáp án:

a. ME = 29.2 = 58

Oxi hoá E bằng CuO đun nóng và cho sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương ⇒ E là ancol bậc 1.

⇒ E: C3H6O : CH2=CH-CH2OH (rượu allylic)

b. Theo bài ra A, B là 2 este đơn chức, đồng đẳng liên tiếp: RCOOC3H5

nX = nrượu= 2nH2 = 0,1 ⇒ MX= 10,7/0,1 = 107 ⇒ R = 22

⇒ A: CH3COOCH2-CH=CH2 và B: C2H5COOCH2-CH=CH2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…