Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua

- Tiến hành TN:

   + Lắp dụng cụ điều chế H2S từ FeS và HCl như hình vẽ

   + Đốt khí H2S thoát ra từ ống vuốt nhọn.

- Hiện tượng: Có bọt khí mùi trứng thối thoát ra. Đốt khí thoát ra thấy cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh.

PTHH: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

H2S: là chất khử

O2: là chất oxi hóa.

- Giải thích: H2S bị oxi hóa trong khí bởi oxi.

2. Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Tiến hành TN: Lắp dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 như hình vẽ

 + Thí nghiệm chứng minh tính khử: Dẫn khí SO2 vào ống 1 chứa dung dịch KMnO4 loãng

   + Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa: Dẫn khí H2S (điều chế ở TN1) vào ống 2 chứa nước được dd H2S.

Sau đó dẫn khí SO2 và dd H2S.

- Hiện tượng:

   + Ống 1: Khí SO2 làm mất màu thuốc tím.

PTHH: 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

KMnO4: chất oxi hóa

SO2: chất khử

   + Ống 2: Có hiện tượng vẩn đục, màu vàng do phản ứng tạo S.

PTHH: SO2 + H2S → 3S + 2H2O

SO2: chất oxi hóa

H2S: chất khử

- Giải thích:

SO2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc.

- Tiến hành TN:

   + Thí nghiệm thể hiện tính oxi hóa: Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống 1, cho tiếp 1 mảnh Cu vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.

   + Thí nghiệm thể hiện tính háo nước: Cho 1 thìa nhỏ đường vào ống 2. Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm

- Hiện tượng:

   + Ống 1: dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển sang màu xanh.

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu: là chất khử

H2SO4 đặc: là chất oxi hóa

   + Ống 2: Phản ứng tạo chất rắn màu đen không tan là cacbon, có hiện tượng sủi bọt khí trào ra do C bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc tạo CO¬2 và SO2

PTHH: C12H22O11 -H2SO4đặc→ 11H2O + 12C

C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O

C: chất khử

H2SO4: chất oxi hóa

- Giải thích: H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết kim loại và giải phóng khí ( các sản phẩm khử khác nhau của S+6)

H2SO4 đặc có tính háo nước, nên cacbohidrat tác dụng với H2SO4 đặc bị biến thành cacbon (than).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột


Đáp án:

Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30% khối lượng tinh bột

a) Phân tử amilozơ

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh

- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ

b) Phân tử amilopectin

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:

+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)

+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

Xem đáp án và giải thích
Khi say con người ta sẽ như thế nào. Tại sao lại khát nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi say con người ta sẽ như thế nào. Tại sao lại khát nước?


Đáp án:

Khi bạn uống rượu, ethanol hòa tan trong nước ở trong rượu di chuyển tự do trong cơ thể của bạn. Sau khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa ethanol đã được hấp thụ vào trong máu, đi qua các màng tế bào. Ethanol đặc biệt thích lang thang trong não khiến hệ thống thần kinh trung ương bị ức chế. Khi ở trong não sẽ làm giải phóng các dopamine gây cảm giác dễ chịu và liên kết với các cơ quan thụ cảm thần kinh.

Ethanol sẽ đặc biệt liên kết với glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh thường kích thích các tế bào thần kinh. Ethanol không cho phép glutamate hoạt động và điều này làm cho não chậm đáp ứng với các kích thích. Ethanol cũng liên kết với GABA (axit gamma aminobutyric).

Không giống như sự liên kết với glutamate, ethanol kích hoạt các thụ thể GABA. Các thụ thể này làm cho chúng ta cảm thấy bình tĩnh và buồn ngủ nên các chức năng của não hoạt động thậm chí còn chậm hơn. Tất nhiên, mức độ say còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa. Ví dụ: Khi bạn ăn no sẽ lâu say hơn khi cơ thể bạn đang đói, hoặc là còn phụ thuộc vào tâm trang bạn đang vui hay buồn.

Cuối cùng, rượu được chuyển hóa bởi các enzyme trong gan với tỷ lệ khoảng 29ml chất lỏng mỗi giờ, nhưng quá trình này về lâu dài có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Rượu cũng được bài tiết qua thận dưới dạng nước tiểu, hoặc thở ra bằng phổi. Các phân tử ethanol thậm chí có thể thấm qua da hoặc một quá trình khác đó là nôn vì khi đó bạn uống quá nhiều và cơ thể bạn không thể tiếp nhận.

Sau khi uống rượu thì cơ thể bạn cảm thấy rất khát nước là vì khi rượu vào cơ thể bạn thì nồng độ rượu trong người sẽ tăng lên, nồng độ rượu trong máu cũng tăng theo.

Khi đó gan của bạn sẽ tiết ra chất phân giải rượu khi mà gan đã làm việc quá sức, 2 quả thận có vai trò lọc máu mà trong máu của bạn có rượu dẫn đến sự chênh lệch nồng độ rượu trong máu và sự thiếu nước trầm trọng khi mà gan cần nhiều nước để lọc chất độc… Sự thiếu nước này đã làm cho người uống rượu cảm thấy rất khát nước.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là gì?


Đáp án:

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

⇒ tên gọi của Na2SO4 là: Natri sunfat

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt dãy nào dưới đây chứa các dung dịch riêng biệt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt dãy nào dưới đây chứa các dung dịch riêng biệt?


Đáp án:

Ở điều kiện thường:

Nhóm 1: Cu(OH)2 tan tạo dung dịch xanh lam => glucozo, glixerol

Nhóm 2: Không phản ứng => anđehit axetic, ancol etylic

* Đun nóng mỗi nhóm:

Nhóm 1:

+ Xuất hiện kết tủa đỏ gạch => glucozo

+ Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch => glixerol

Nhóm 2:

+ Xuất hiện kết tủa đỏ gạch => anđehit axetic

+ Không hiện tượng => ancol etylic

Xem đáp án và giải thích
Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần.


Đáp án:

Gọi V200 là tốc độ phản ứng ở 200oC

Ta có: V210= 2.V200

V220= 2V210=4V200

V230=2V220=8V200

V240=2V230=16V200

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…