Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O; C2H5OH; C12H22O11 (saccarozo); CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4. Số chất điện li là:
Câu A. 3
Câu B. 4 Đáp án đúng
Câu C. 5
Câu D. 2
Số chất điện li là KAl(SO4)2.12H2O; CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4.
Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm
- Cấu hình electron: Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp e ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1e, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử. Các cation M+ của kim loại kiềm có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước.
- Năng lượng ion hóa: Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác cùng chu kì. Do vậy các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh:
M → M+ + e
- Năng lượng ion hóa I2 của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn năng lượng ion hóa I1 nhiều lần (từ 6 đến 14 lần). Vì vậy, trong các phản ứng hóa học nguyến tử kim loại kiềm chỉ nhường 1 electron.
- Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hóa I1 giảm dần từ Li đến Cs.
- Số oxi hóa: Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1.
- Thế điện cực chuẩn: Thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm rất âm.
Câu A. 2
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 5
Xà phòng hóa hoàn toàn 1 este X đa chức với 100ml dung dịch KOH 1M sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 8,32 gam chất rắn và ancol đơn chức Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thu được 3,584 lit CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O công thúc cấu tạo của X ?
nCO2 = 0,16 mol; nH2O = 0,24mol ⇒ nY = 0,08 mol
⇒ C2H6O
⇒ nX = 0,04 mol ⇒ mX = 8,32 + 0,08.46 – 0,1.56 = 6,4
⇒ MX = 160
⇒ C2H5OOC-CH2-COOC2H5
Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học.
a) Saccarozơ, mantozơ.
b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha
a) Cho trong dung dịch vào 2 ống nghiệm chứa saccarozơ và mantozơ rồi đun nóng, ống nghiệm nào có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm trong sáng bóng (phản ứng tráng bạc) là ống nghiệm chứa mantozơ, còn dung dịch trong ống nghiệm kia không phán ứng là saccarozơ.
b) Đường củ cải chứa saccarozơ, đường mạch nha chứa mantozơ. Cho 3 dung dịch trên vào 3 ống nghiệm chứa và đun nóng, ống nghiệm cho dung dịch màu xanh lam là ống nghiệm chứa saccarozơ, ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch chứa đường mạch nha, còn ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa ancol etylic.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Phân tử mantozơ (đường mạch nha) do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nhóm "OH'', hemiaxetal ở gốc glucozơ thứ 2 trong phân tử mantozơ còn tự do nên trong dung dịch, gốc này mở vòng tạo ra nhóm , vì vậy phân tử mantozơ tác dụng được với khi đun nóng cho kết tủa màu đỏ gạch.
Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là kim loại nào?
Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x
Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2
CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2
nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol
dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12
Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB