Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,05

  • Câu B. 0,5 Đáp án đúng

  • Câu C. 0,625

  • Câu D. 0,0625

Giải thích:

Ta có: mCu > mFe ® mFe dư; Nên m(tăng) = mCu - mFe(dư) = 64a - 56a = 0,4; Þ a = 0,05 mol; Þ x = C(M) = n/V = 0,05/ 0,1 = 0,5M.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon. (b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. (c) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam (d) Hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 dùng hàn đường ray. (e) Nước đá khô có công thức là CO2 (rắn), không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Số phát biểu sai là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và khí oxi. a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và khí oxi.

a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ

b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đktc)


Đáp án:

a. Phương trình hóa học: 2KNO3 --t0-->  2KNO2 + O2

b. nO2 =0,075 mol

Theo phương trình: nKNO3 = 2nO2 = 2.0,075 = 0,15 mol

Khối lượng KNO3 cần dùng là: mKNO3 = 0,15.101 = 15,15 gam

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng oxi hóa – khử : FeCl2 + HNO3 → FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 7

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,5 gam Zn phản ứng với lượng dư axit clohiđric (HCl) thấy có khí bay lên. Tính thể tích khí ở đktc?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 6,5 gam Zn phản ứng với lượng dư axit clohiđric (HCl) thấy có khí bay lên. Tính thể tích khí ở đktc?


Đáp án:

Số mol Zn là: nZn =0,1 mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

0,1 → 0,1 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3. a) Hãy cho biết tân hóa học của những phân bón nói trên. b) Hãy sắp xếp nững phân bón này thành hia nhóm phân bón đơn và phân bón kép. c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.

a) Hãy cho biết tân hóa học của những phân bón nói trên.

b) Hãy sắp xếp nững phân bón này thành hia nhóm phân bón đơn và phân bón kép.

c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?


Đáp án:

a) Tên hóa học của phân bón: KCl: Kali clorua; NH4NO3: Amoni nitrat; NH4Cl: Amoni clorua; (NH4)2SO4: Amoni sunphat; Ca3(PO4)2: Canxi photphat; Ca(H2PO4)2: Canxi đihiđrophotphat; (NH4)2HPO4: Điamoni hiđrophotphat; KNO3: Kali nitrat.

b) Hai nhóm phân bón:

– Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.

– Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3.

c) Phân bón kép NPK: Trộn các phân bón NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…