a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ. b) viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ.    

b) Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.


Đáp án:

a)

– Trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

- Hệ số trùng hợp là số mắt xích monomer hợp thành phân tử polime. Polime là một hỗn hợp các phân tử với hệ số polime hóa không hoàn toàn như nhau. Vì vậy người ta chỉ khối lượng phân tử trung bình của polime và dùng hệ số polime hóa trung bình.

b)

Monomer: CH2=C(CH3 )2

Mắt xích: -CH2-C(CH3 )2-

M = 15000.56 = 840000 đvC.

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thể tích alcohol etylic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Lên men một tấn tinh bột chứa 5 % tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85 %. Nếu đem pha loãng ancol đó thành rượu 40 độ (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/cm3) thì thể tích dung dịch rượu thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. 1218,1 lít

  • Câu B. 1812,1 lít

  • Câu C. 1225,1 lít

  • Câu D. 1852,1 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.


Đáp án:

Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-

- Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:

Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH-

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3↓ + OH- → [Al(OH)4]- tan

Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:

Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2

- Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình điện li của các chất sau: a. Các axit yếu H2S; H2CO3 b. Bazơ mạnh: LiOH c. Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS d. Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình điện li của các chất sau:

a. Các axit yếu H2S; H2CO3

b. Bazơ mạnh: LiOH

c. Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS

d. Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2


Đáp án:

a. Các axit yếu H2S; H2CO3:

H2S ⇆ H+ + HS-

HS- ⇆ H+ + S2-

H2CO3 ⇆ H+ + HCO3-

HCO3- ⇆ H+ + CO32-

b. Bazơ mạnh LiOH

LiOH → Li+ + OH-

c. Các muối K2CO3, NaClO, NaHS

K2CO3 → 2K+ + CO32-

NaClO → Na+ + ClO-

NaHS → Na+ + HS-

HS- ⇆ H+ + S2-

d. Hiđroxit lưỡng tính Sn(OH)2:

Sn(OH)2 ⇆ Sn2+ + 2OH-

Hoặc H2SnO2 ⇆ 2H+ + SnO22-

4. Đáp án D

Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần

CH3COOH ⇆ H+ + CH3COO-

Vì vậy [H+] < [CH3COOH ] ⇒ [H+] < 0,1M

Xem đáp án và giải thích
 Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường bao nhiêu ngày?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường bao nhiêu ngày?


Đáp án:

Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho 1 số loại rau quả thì thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn là 12-15 ngày.

Xem đáp án và giải thích
Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A có công thức phân tử là C4H9O2N, biết: A + NaOH→ B + CH3OH (1) ; B + HCl dư → C + NaCl (2). Biết B là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của A, C lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. H2NCH2CH2COOCH3 và ClH3NCH2CH2COOH

  • Câu B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu D. CH3CH2CH2(NH2)COOH và CH3CH2CH(NH3Cl)COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…