23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+ . Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+ . Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.


Đáp án:

Các phương trình hóa học

X + 2HCl → XCl2 + H2

XCl2 + 2FeCl3 → XCl4 + 2FeCl2

Theo PTHH nX = nXCl2 = 1/2 . nFeCl3 = 0,2.2/2 = 0,2 mol

⇒ MX = 23,8/0,2 = 119

⇒ X là Sn

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về ảnh hưởng qua lại giữa gốc C6H5 và nhóm NH2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ảnh hưởng của gốc C6H5 đến nhóm NH2 trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng giữa anilin với chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Quỳ tím (không đổi màu).

  • Câu B. Dung dịch HCl.

  • Câu C. Nước brom.

  • Câu D. Dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có 1 viên Zn sạch. Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng. Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có 1 viên Zn sạch.

Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng.

Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau.





Đáp án:

Thí nghiệm 1: Bọt khí H2 thoát ra ít, Zn bị oxi hóa chậm.

Thí nghiệm 2: Sau khi thêm CuSO4, xảy ra phản ứng Zn khử Cu2+ giải phóng Cu bám trên viên Zn. Bọt khí thoát ra nhiều, do Zn bị ăn mòn điện hóa học.

Thí nghiệm 3: Không có hiện tượng xảy ra vì Cu không khử được ion H+.

Thí nghiệm 4: Hiện tượng và bản chất của phản ứng tương tự thí nghiệm 2.

 




Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về kim loại kiềm và kiềm thổ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là sai


Đáp án:
  • Câu A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

  • Câu B. Ở cùng một chu kỳ, bán kính kim loại kiềm lớn hơn bán kinh kim loại kiềm thổ.

  • Câu C. KAl(SO4)2.12H2O, NaAl(SO4)2.12H2O và (NH4)Al(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.

  • Câu D. Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường.

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng là gì?


Đáp án:

Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia.

Xem đáp án và giải thích
So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có


Đáp án:
  • Câu A. bán kính nguyên tử lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.

  • Câu B. bán kính nguyên tử lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.

  • Câu C. bán kính nguyên tử nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn.

  • Câu D. bán kính nguyên tử nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…