Các giải bóng đá lớn được yêu thích nhất trên thế giới luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người hâm mộ. Ở bài viết này chúng tôi cũng muốn nhắc đến một khía cạnh khác của bóng đá chính là những chiếc áo bóng đá và thành phần hóa học tạo nên chúng. Nếu thấy tò mò về chủ đề này, hãy theo dõi cùng chúng tôi trong thông tin sau.
Đôi nét về chất liệu áo bóng đá
Đối với các cầu thủ, cùng với tất, giày thì áo quần bóng đá đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên sự thoải mái, dễ chịu trong quá trình thi đấu. Khi đá bóng, các cầu thủ sẽ thường xuyên phải vận động rất nhiều, va chạm và có nhiều sự ma sát lớn, chình vì vậy, chất liệu tạo nên chiếc áo được chú trọng rất lớn. Thoáng mát, dễ chịu, độ thấm hút tốt là những tiêu chí quan trọng để chọn một chiếc áo bóng đá.
Tại các giải đấu lớn như như bóng đá Anh, những chiếc áo bóng đá của các đội bóng luôn là những thương hiệu lớn, có tiếng tăm như Nike, Adidas... Không chỉ đảm bảo được về mặt thời trang, phom dáng, thiết kế, màu sắc mà những chiếc áo này còn có chất liệu cực tốt với giá thành không hề rẻ.
Từ xa xưa, quần áo bóng đá thường được tạo nên từ các chất như cotton, len. Đây là các chất giúp thấm hút mồ hôi khá tốt, tuy nhiên khá ấm và dễ gây khó chịu khi vận động quá nhiều. Sau này, cùng với sự phát triển của công nghệ, các hãng thời trang đã sử dụng các chất liệu nhân tạo như Polyeste, polymer để tạo nên những chiếc áo thi đấu bóng đá đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe và tạo sự dễ chịu trong quá trình thi đấu. Đội bóng đầu tiên được xem là sử dụng áo thi đấu từ vật liệu nhân tạo là Bolton Wanderers khi đội bóng này thi đấu tại trận chung kết FA Cup vào năm 1953.
Không ai biết được chính xác lúc nào thì những chiếc áo bóng đá được làm bằng các chất hóa học như polyester. Tuy nhiên đến năm 1990 thì các chiếc áo từ polyester được sử dụng vô cùng rộng rãi, phổ biến trong các trận đấu, giải đấu bóng đá lớn nhỏ trên thế giới.
Các thành phần hóa học trong áo thi đấu bóng đá
Các tên chung của thành phần hóa học trong áo bóng đá được gọi là Polymer. Cùng là Polymer nhưng sẽ có những hoạt chất tên gọi khác nhau và đặc tính hóa học khác nhau. Sau đây là tên của một số loại thành phần hóa học chủ đạo trong áo thi đấu bóng đá
Polyethylene terephthalate
Thành phần hóa học này được viết tắt là PET. Đây là một loại polyester phổ biến nhất và được sử dụng để tạo nên rất nhiều vậy dụng quen thuộc hàng ngày từ khay thức ăn, các loại màng nhựa mỏng và đặc biệt là trong quần áo. So với các chất liệu khác như sợi bông truyền thống thì polyester có ưu điểm lớn hơn chính là hút nước ít hơn. Nếu như bông có thể hấp thụ nước đến 7% trọng lượng thì polyester chỉ hấp thụ 0,4% trọng lượng. Điều này giúp cho các cầu thủ trong quá trình đá bóng thì mồ hôi sẽ chảy xuống sợi áo và bay hơi đi, sẽ tạo nên cảm giác thoáng khí, dễ chịu hơn rất nhiều.
Elastane
Ngoài polyester thì Elastane cũng là một thành phần polymer khác thường được các nhà sản xuất sử dụng trong sản xuất áo bóng đá. So với polyester thì elastane không thoáng khí bằng, tuy nhiên nó lại khá dai, co giãn vô cùng tốt với khả năng kéo dài tới hơn 600% chiều dài của nó. Chất này còn có tính đàn hồi rất tốt giúp chiếc áo dễ dàng trở lại bình thường sau khi bị kéo giãn bởi các hành động như kéo áo khi đá bóng.
Polyurethane
Chất polymer khác thường xuyên được sử dụng để sản xuất áo bóng đá là polyurethane. Nó là sự hợp thành giữa isocyanate và polyol. Các chất này thường dùng để tạo ra các chữ cái, số, biểu tượng... trên áo. Chất này có khả năng chống nước.
Kết luận
Hi vọng những thông tin thú vị trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về áo bóng đá và cũng như chất liệu cấu thành nên chiếc áo này để tạo nên sự thoải mái nhất cho các cầu thủ trên sân cỏ.
Để Lại Bình Luận Của Bạn