Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng. b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.


Đáp án:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Số mol AgNO3 là nAgNO3= 4/100 x 17/100 x 250/170 = 0,01 (mol)

Khối lượng Ag mAg = 0,01.108 = 1,08 (g)

Khối lượng vật sau phản ứng = 10 + 0,01 x 108 – 0,005 x 64 = 10,76 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.

Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.

Na2SO4+ BaCl2 → NaCl + BaSO4

Cho vài giọt dung dịch Na2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4

Còn lại dung dịch NACl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.


Đáp án:

- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Củi, than đang chay em muốn dập tắt thì phải làm như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Củi, than đang chay em muốn dập tắt thì phải làm như thế nào?


Đáp án:

Củi, than đang cháy em muốn dập tắt thì phải để chúng không tiếp xúc với oxi của không khí, do đó vẩy nước hay phủ cát lên bề mặt vật cháy để cho vật không tiếp xúc với không khí và hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy.

Xem đáp án và giải thích
Điền vào ô trống ở cuối câu chữ Đ(đúng), chữ S(sai) sao cho thích hợp: A. Amin là loại hợp chất có nhóm –NH2 trong phân tử B. Hai nhóm chức –COOH và –NH2 trong amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực C. Polipeptit là polime mà phân tử gồm khoảng 11-50 mắt xích α-aminoaxit nối với nhau bằng liên kết peptit D. Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền vào ô trống ở cuối câu chữ Đ(đúng), chữ S(sai) sao cho thích hợp:

A. Amin là loại hợp chất có nhóm –NH2 trong phân tử

B. Hai nhóm chức –COOH và –NH2 trong amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực

C. Polipeptit là polime mà phân tử gồm khoảng 11-50 mắt xích α-aminoaxit nối với nhau bằng liên kết peptit

D. Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit


Đáp án:

A - S

B - Đ

C - Đ

D - S

Xem đáp án và giải thích
Cho 224,0 ml CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100,0ml dung dịch kali hidroxit 0,200 M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 224,0 ml CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100,0ml dung dịch kali hidroxit 0,200 M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.


Đáp án:

nCO2 = 0,01 mol

nKOH = 0,02 mol

Ta có tỉ lệ: nKOH/nCO2 = 2

⇒ Phương trình tạo muối trung hoà

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

⇒ Dung dịch sau phản ứng có

mK2CO3 = 0,01.138 = 1,38 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…