Củi, than đang chay em muốn dập tắt thì phải làm như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Củi, than đang chay em muốn dập tắt thì phải làm như thế nào?


Đáp án:

Củi, than đang cháy em muốn dập tắt thì phải để chúng không tiếp xúc với oxi của không khí, do đó vẩy nước hay phủ cát lên bề mặt vật cháy để cho vật không tiếp xúc với không khí và hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

“Hiệu ứng nhà kính” là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

“Hiệu ứng nhà kính” là gì?


Đáp án:

Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 A0 đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 A0 bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.

Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí COđược gọi là hiệu ứng nhà kính.

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 18 và Z = 19. Tại sao nguyên tố có Z = 18 ở chu kì 3, còn nguyên tố có Z = 19 lại ở chu kì 4?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 18 và Z = 19. Tại sao nguyên tố có Z = 18 ở chu kì 3, còn nguyên tố có Z = 19 lại ở chu kì 4?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tố có (Z = 18): ls2 2s2 2p6 3s2 3p6

=> Nguyên tố này thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

Cấu hình electron của nguyên tố có (Z = 19): ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

=> Nguyên tố này thuộc chu kì 4 vì có 4 lớp electron.

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào?


Đáp án:

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp thổi không khí khô.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 mệnh đề sau (1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư (2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư (3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư (4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư Số mệnh đề đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 mệnh đề sau

(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư

(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư

(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư

(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư

Số mệnh đề đúng là


Đáp án:

(1) Na2O + H2O → 2NaOH

1                       → 2

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

1              2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (1) đúng.

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

1                             → 2

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

1         2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (2) đúng.

(3) 3Cu + 8H+dư + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

1                              1

Do 1/3 < 1/2 nên Cu hết, NO3- dư ⟹ hỗn hợp tan hết ⟹ (3) đúng.

(4) không thể tan hết vì CuS không phản ứng với HCl ⟹ (4) sai.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

nFeCl3 = 32,5/162,5 = 0,2 (mol)

Bảo toàn nguyên tố Cl

2nCl2 = 3nFeCl3 ⇒ nCl2 = 0,3 (mol) ⇒ V = 0,3 .22,4 = 6,72 (l)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…