Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là


Đáp án:
  • Câu A. 0,5

  • Câu B. 0,6

  • Câu C. 0,4 Đáp án đúng

  • Câu D. 0,3

Giải thích:

nSO2 = 0,3 (mol)

Gọi số mol KHSO3: x mol; K2SO3:y mol

x+y = 0,3 (1)

120x +158y = 39,8 (2)

⇒ x=0,2; y=0,1

⇒ nKOH = x + 2y = 0,4 (mol) (bảo toàn K)

=>Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình phản ứng sau, có bao nhiêu phương trình phản ứng tạo ra chất khí? H2O + C6H5COOCH3 ----> ; H2 + (C17H31COO)3C3H5 -------> ; CO + H2O -------> ; Ag + H2S + O2 -------> ; Ba(OH)2 + FeCl3 -----> ; Al + H2SO4 ----> ; Cl2 + NH3 ----> C + CO2 ----> ;

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Viết bản tường trình  1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. 3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình 

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.


Đáp án:

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%

- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.

- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.

- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành TN:

Chuẩn bị 2 ống nghiệm

- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%

- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

- Kết luận:

+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Xem đáp án và giải thích
 Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Tìm X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Tìm X?


Đáp án:

nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol

⇒ na.a = 0,2 – 0,1 = 0,1

m (H2N – R – COONa) = 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7

M (H2N – R – COONa) = 9,7: 0,1 = 97

R = 14 (-CH2-)

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu gam?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol ; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12   0,32   0,12

0,12   0,32   0,08   0,12

0        0         0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán liên quan tới phản ứng tráng bạc của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là :


Đáp án:
  • Câu A. 16,2

  • Câu B. 21,6

  • Câu C. 5,40

  • Câu D. 10,8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…