Vận dụng tính chất hóa học của amin để giải quyết tình huống thực tế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với ?


Đáp án:
  • Câu A. nước muối.

  • Câu B. nước.

  • Câu C. giấm ăn. Đáp án đúng

  • Câu D. cồn.

Giải thích:

Chọn C. - Trong mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác, chính vì vậy người ta dùng giấm ăn (thành phần có chứa CH3COOH) để khử mùi tanh của cá trước khi nấu.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 11,25. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 11,25. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là bao nhiêu?


Đáp án:

MX = 9.2 = 18

Coi hỗn hợp X ban đầu có 5 mol (H2 = 3 mol; C3H6 = 2 mol) ⇒ Hiệu suất tính theo C3H6

Bảo toàn khối lượng:

mX = mY   

 

⇒ nY = 4 mol

ngiảm = nX – nY = 1 mol = nC3H6 pư => H% = 1 : 2 .100% = 50%

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol MgO: a mol, FeO: b mol, Fe2O3: c mol

Ta có: 40a + 72b + 160c = 13,92 (1)

Ta có: nHCl = 0,52 mol

MgO + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

Fe2O3 + 6HCl → 3FeCl3 + 3H2O

=>nHCl = 2a + 2b + 6c = 0,52 => a + b +3c = 0,26 (2)

Ta có: 0,27 mol X nặng gấp 13,92g X k lần

=>số mol các chất trong 0,27 mol X: MgO: ka, FeO: kb, Fe2O3: kc

=> k(a + b + c) = 0,27 (3)

Ta có: 0,27 mol X tác dụng với H2 dư: nH2O = 4,86 : 18 = 0,27 mol

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

=>nH2O = k(b + 3c) = 0,27 (4)

Từ (1), (2), (3), (4) => a = 0,08; b = 0,06; c = 0,04; k = 1,5

=>nMgO = 0,12 mol; nFeO = 0,09 mol; nFe2O3 = 0,06 mol

Rắn gồm MgO, Fe

nFe = 0,09 + 2.0,06 = 0,21

=> m rắn = 0,12.40 + 0,21.56 = 16,56

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit H2SO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 8,9 gam bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. 3,6 gam và 5,3 gam

  • Câu B. 1,2 gam và 7,7 gam

  • Câu C. 1,8 gam và 7,1 gam

  • Câu D. 2,4 gam và 6,5 gam

Xem đáp án và giải thích
23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+ . Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+ . Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.


Đáp án:

Các phương trình hóa học

X + 2HCl → XCl2 + H2

XCl2 + 2FeCl3 → XCl4 + 2FeCl2

Theo PTHH nX = nXCl2 = 1/2 . nFeCl3 = 0,2.2/2 = 0,2 mol

⇒ MX = 23,8/0,2 = 119

⇒ X là Sn

Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 50oC, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC? Biết SNaNO3(50ºC) = 114(g); SNaNO3(20ºC) = 88(g)
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 50oC, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC?

Biết SNaNO3(50ºC) = 114(g); SNaNO3(20ºC) = 88(g)


Đáp án:

Ở 50ºC, 100g H2O hòa tan được 114g NaNO3

⇒ mdd = 100 + 114 = 214(g)

Nghĩa là trong 214g dung dịch có 114g NaNO3 được hòa tan

Vậy 200 g dung dịch có khối lượng chất tan: mNaNO3 = (200.114)/214 = 106,54g

* Khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 20ºC

Gọi x là khối lượng của NaNO3 tách ra khỏi dung dịch.

⇒ mNaNO3 còn lại trong dung dịch = 106,54 – x (1)

mdd NaNO3 = (200 - x) (g)

Theo đề bài: Ở 20ºC, 100g H2O hòa tan được 88g NaNO3

⇒ Khối lượng dung dịch ở 20ºC là: 100 + 88 = 188(g)

Nghĩa là trong 188g dung dịch có 88g NaNO3 được hòa tan

Trong (200 – x) g dung dịch có khối lượng NaNO3 hòa tan là:

mNaNO3 = ((200-x)88)/188 g  (2)

Từ (1), (2) => 106,54 – x = ((200-x)88)/188

Giải phương trình ta có: x ≈ 24,3 g

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…