Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ? - Vỏ tàu thép được nối với thanh kẽm. - Vỏ tàu thép được nối với thanh đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ?

- Vỏ tàu thép được nối với thanh kẽm.

- Vỏ tàu thép được nối với thanh đồng.


Đáp án:

Vỏ tàu thép (Fe) được nối với thanh Zn thì vỏ tàu được bảo vệ vì tính khử Zn > Fe. Fe-Zn tạo thành cặp pin điện hóa trong đó Zn bị ăn mòn còn lại Fe được bảo vệ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phòng thí nghiệm có canxi oxit, nước, MnO2, axit H2SO4 70% (D = 1,61 g/cm3) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng bao nhiêu để điều chế 254g clorua vôi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có canxi oxit, nước, MnO2, axit H2SO4 70% (D = 1,61 g/cm3) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng bao nhiêu để điều chế 254g clorua vôi?


Đáp án:

Theo pt ⇒ nMnO2 = nCl2 = nCaOCl2 = 2 mol

mMnO2 = 87 x 2 = 174 g

nH2SO4 = nHCl = 4. nCl2 = 8 mol.

⇒ mH2SO4 = 8 x 98 = 784g

nNaCl = nHCl = 4. nCl2 = 8mol.

→ mNaCl = 8 x 58,5 = 468g.

nCaO = nCa(OH)2 = nCl2 = 2 mol.

→ mCaO = 2 x 56 = 112g.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về khả năng tan trong nước của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hai chất nào sau đây đều tan tốt trong nước


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOH và CH3NH2

  • Câu B. CH3COOCH3 và CH3OH

  • Câu C. HCOOH và Tinh bột

  • Câu D. C6H5NH2 và CH3COOH

Xem đáp án và giải thích
Có các phát biểu sau: (a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol. (b) Fructozơ có nhiều trong mật ong. (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit. (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo. (h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các phát biểu sau:

     (a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.

     (b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.

     (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.

     (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.

     (d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

     (f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

     (g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.

     (h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.

(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.

(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.

(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.

(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.

Số phát biểu đúng là 4.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng



Đáp án:

Dùng H2O nhận biết CaO.

Dùng dung dịch HCl hoà tan các oxit được dung dịch muối clorua. Dung dịch nào có màu xanh thì oxit ban đầu là CuO. Dung dịch nào không màu tác dụng với NaOH tạo kết tủa keo tan trong NaOH dư thì oxit ban đầu là A12O3. Dung dịch màu lục nhạt tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần-sang màu nâu đỏ thì oxit ban đầu là FeO.

Nhận biết Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 loãng, phản ứng không giải phóng khí là Fe2O3, giải phóng khí hoá nâu trong không khí là Fe3O4.

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑+ 14H2O.

 

Xem đáp án và giải thích
Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaS04, AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaS04 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaS04, AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaS04 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.



Đáp án:

BaS04 và AgCl là các chất điện li mạnh, vì các phân tử hoà tan của chúng đều phân li ra ion.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…