Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn?
Thể tích của 0,5 mol khí CO2 (đo ở đktc) là:
VCO2 = nCO2 . 22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít
Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là %?
nAg = 0,26
2nX < nAg < 4nX ⇒ Trong X có HCHO. Mà X và Y có cùng số nguyên tử C, đốt cháy X và Y đều cho nCO2 = nH2O ⇒ Y là HCOOH
Gọi nHCHO = x mol; nHCOOH = y mol
⇒ x + y = 0,1 mol;
4x + 2y = 0,26
⇒ x = 0,03; y = 0,07
%mX = [0,03.30]/[0,03.30 + 0,07.46] = 21,8%
a) Khối lượng mol nguyên tử là gì ?
b) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử. Cho thí dụ cụ thể.
a) Khối lượng mol nguyên tử (kí hiệu : ) là khối lượng tính cho 1 mol nguyên tử
Khối lượng mol nguyên tử được định nghĩa theo hệ thức sau đây :
Trong đó, n là số mol (lượng chất) có khối lượng là m (tính ra gam).
Từ hệ thức trên ta dễ dàng thấy rằng khối lượng mol có đơn vị là g/mol.
b) Nguyên tử khối là số đo của khối lượng mol nguyên tử khi khối lượng mol nguyên tử tính ra g/mol.
Thí dụ : Nguyên tử khối của H là 1,008 thì khối lượng mol của H là 1,008 g/mol.
X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX = 1,3114MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?
Ta thấy Mx = 4Mz - 3; MH2O = 4Mz - 54
My = 3Mz - 2MH2O = 3Mz - 36
⇒ Mx = 1,3114My ⇒ 4Mz -54 = 1,3114(3Mz - 36)
⇒ Mz = 103
⇒ muối natri của Z có M = 103 + 22 = 125
cứ 0,12 mol pentapeptit tạo ra 0,12.5 = 0,6 mol muối natri của Z
⇒ mc.rắn = 0,6.125 = 75 g
Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là bao nhiêu?
Coi nguyên tử crom là hình cầu, thể tích nguyên tử là
V=(4/3) πr3 = 8,78. 10-24 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của nguyên tử là
D = m/V = (52.1,67.10-24)/(8,78. 10-24 ) = 9,89 (g/cm3)
Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
Gọi m là khối lượng dung dịch ban đầu
Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước bằng (m-60)g.
Khối lượng chất tan trước và sau là không đổi. Ta có: mct = 15m/100 = (18(m-60))/100
⇔ 15.m = 18(m – 60)
⇔ 15m = 18m – 1080
⇔ 3m = 1080 m = 360 (g)
Vậy khối lượng dung dịch trước khi bay hơi là 360 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet