Nung 65.1 g muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?
MCO3 −to→ MO + CO2
nBa(OH)2 = 0,95.0,5 = 0,475 mol
Khi sục CO2 vào Ba(OH)2 kết tủa thu được là BaCO3 →
nBaCO3 = 34,475/197 = 0,175 mol
nBaCO3 = 0,175 < nBa(OH)2
TH1 chỉ tạo thành muối cacbonat → nCO2 = nBaCO3 = 0,175 mol
→ nMCO3 = 0,175 mol → MMCO3 = 65,1/0,175 = 372
→ không có kim loại nào phù hợp
TH2 tạo thành hai muối BaCO3: 0,175 mol và Ba(HCO3)2: y mol
BTNT Ba: 0,175 + y = 0,475 → y =0,3
nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,3 = 0,775 mol
nMCO3 = nCO2 = 0,775mol → MMCO3 = 65,1/0,775 = 84 → M=24 → M: Mg
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
NaCl | K2CO3 | Na2SO4 | HCl | Ba(NO3)2 | Kết luận | |
NaCl | ||||||
K2CO3 | ↑ | ↓ | ↑,↓ | |||
Na2SO4 | ↓ | ↓ | ||||
HCl | ↑ | ↑ | ||||
Ba(NO3)2 | ↓ | ↓ | 2↓ |
Nhận xét:
Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)
K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3 + BaCO3↓ (2)
- Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).
- Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).
Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau:
250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:
- NaCl;
- KNO3;
- CuSO4.
n = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)
* NaCl: mNaCl = n.M = 0,025.58,5 = 1,4625(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 1,4625g NaCl cho cốc và khuây nhẹ cho đủ 250ml dung dich. Ta được 250ml dung dịch NaCl 0,1M.
* KNO3: mKNO3 = n.M = 0,025.101 = 2,525(g)
- Cách pha chế:
+ Cân lấy 2,525g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250ml dung dịch, ta được 250ml dung dịch KNO3 0,1M.
* CuSO4: mCuSO4 = 0,025.160=4(g)
- Cách pha chế: Cân lấy 4g CuSO4 cho vào bình chia độ có dung tích 300ml, đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250ml dung dịch CuSO4 0,1M.
Câu A. 2x = y + z + t
Câu B. x = y + z – t
Câu C. x = 3y + z – 2t
Câu D. 2x = y + z + 2t
Câu A. 4
Câu B. 7
Câu C. 6
Câu D. 3
Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.
Giải
Ta có: mO = 12,28%m = 0,1228m => m kim loại = 0,8772m
→ nO = 0,1228m/16
Ta có : nHCl pư = nOH- = 2nO + 2nH2 = 0,1228m/8 + 0,01
Ta có: m muối = m kim loại + 35,5nHCl => 0,8772m + 35,5.(0,1228m/8 + 0,01) = 5,915
=>1,422125m = 5,56
=> m = 3,91
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet