Magie sulfat là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Magie sulfate là gì?


Đáp án:

- Định nghĩa: Magie sunfat là một muối vô cơ (hợp chất hóa học) có chứa magie, lưu huỳnh và oxi, với công thức hóa học MgSO4. Người ta thường gặp phải như muối khoáng sulfat heptahydrat epsomite (MgSO4.7H2O), thường được gọi là muối Epsom

- Công thức phân tử: MgSO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. (f) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Có phương trình hóa học sau: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư. b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.

b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.


Đáp án:

a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng nCaCO3= 10/100 = 0,1 mol.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

Theo phương trình hóa học, ta có: nCaCl2= nCaCO3 = 0,1 mol.

Khối lượng của canxi clorua tham gia phản ứng: mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g.

b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng: nCaCO3= 5/100 = 0,05 mol.

Theo phương trình hóa học, ta có: nCO2= nCaCO3 = 0,05 mol.

Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là: VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít.

Xem đáp án và giải thích
Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?


Đáp án:
  • Câu A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

  • Câu B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+ ,Cd2+ ,Hg2+, Ni2+.

  • Câu C. Nước thải từ bệnh viện, khu vệ sinh chứa các vi khuẩn gây bệnh.

  • Câu D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt... quá mức cho phép

Xem đáp án và giải thích
Điện phân 600ml dung dịch X chứa NaCl 0,5M và CuSO4 a mol/l (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 24,25 gam so với khối lượng dung dịch X thì ngừng điện phân. Nhúng thanh sắt nặng 150 gam vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân được 150,4 gam (giả thiết toàn bộ kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt và không có sản phẩm khử của S+6 sinh ra). Biết hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 600ml dung dịch X chứa NaCl 0,5M và CuSO4 a mol/l (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 24,25 gam so với khối lượng dung dịch X thì ngừng điện phân. Nhúng thanh sắt nặng 150 gam vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân được 150,4 gam (giả thiết toàn bộ kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt và không có sản phẩm khử của S+6 sinh ra). Biết hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước. Giá trị của a là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…