Lấy 1 mol mỗi mẫu các chất sau: H2O, HCl, Fe2O3. Mẫu chất có khối lượng lớn nhất là chất nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 1 mol mỗi mẫu các chất sau: H2O, HCl, Fe2O3. Mẫu chất có khối lượng lớn nhất là chất nào?


Đáp án:

Vì cùng lấy 1 mol chất nên chất có khối lượng lớn nhất cũng là chất có khối lượng mol lớn nhất

Khối lượng mol của H2O là: MH2O = 2.1 + 16 = 18 g/mol

Khối lượng mol của HCl là: MHCl = 1 + 35,5 = 36,5 g/mol

Khối lượng mol của Fe2O3 là MFe2O3 = 56.2 + 16.3 = 160 g/mol

=> chất có khối lượng mol lớn nhất là Fe2O3.

Vậy khi lấy 1 mol mỗi mẫu thì Fe2O3 cho khối lượng lớn nhất.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?


Đáp án:

Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cần dùng bao nhiêu gam Na2CO3 vừa đủ đề làm mềm lượng nước cứng, biết lượng CaSO4 có trong nước cứng trên là 6.10-5 mol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần dùng bao nhiêu gam Na2CO3 vừa đủ đề làm mềm lượng nước cứng, biết lượng CaSO4 có trong nước cứng trên là 6.10-5 mol.


Đáp án:

Na2CO3 + CaSO4 → Na2SO4 + CaCO3

nNa2CO3 = nCaSO4 = 6.10-5 mol → mNa2CO3 cần dùng = 6.10-5.106 = 6,36.10-3 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hóa – khử sau: a) Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2. b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O. c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O. d) 2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hóa – khử sau:

a) Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2.

b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O.

d) 2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g cacbon.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g cacbon.


Đáp án:

nC = 0,3 mol

C + O2 --t0--> CO2

0,3→0,3 (mol)

⇒ VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Xem đáp án và giải thích
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các thí dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các thí dụ minh hoạ.


Đáp án:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:

Tao thành chất kết tủa

Ví dụ: AgNO3 + NaCl → AgCl↓+ NaNO3

Tạo thành chất điện li yếu

Ví dụ: CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

Tạo thành chất khí

Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…