Khối lượng xà phòng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

Đáp án:
  • Câu A. 18,38 gam

  • Câu B. 18,24 gam

  • Câu C. 16,68 gam

  • Câu D. 17,80 gam Đáp án đúng

Giải thích:

Gọi công thức chung của chất béo là (RCOO)3C3H5 (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5 (OH)3 0,02 ---------------------------------0,06------------0,06--------------------0,02 nC3H5(OH)3 =1/3.nNaOH = 0,02 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mEste + mNaOH = mXà phòng + mGlixerol => mXà phòng = 17,24 + 0,06.40 - 0,02.92 =17,8 g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để xà phòng hóa hoàn toàn 6,56 g hỗn hợp gồm hai este được tạo ra từ hai axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở cần dùng 250ml dung dịch NaOH 0,4M. Khổi lượng muối thu được sau phản ứng xà phòng hóa là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để xà phòng hóa hoàn toàn 6,56 g hỗn hợp gồm hai este được tạo ra từ hai axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở cần dùng 250ml dung dịch NaOH 0,4M. Khổi lượng muối thu được sau phản ứng xà phòng hóa là?


Đáp án:

Este được tạo bởi từ 2 axit đơn chức, mạch hở và 1 ancol đơn chức

⇒ Hỗn hợp chứa 2 este no đơn chức, mạch hở

nEste = nNaOH = 0,1mol

⇒ Meste = 65,6

⇒ Một trong hai este là HCOOCH3

Vì tạo ra cùng ancol ⇒ nancol = nCH3OH = nNaOH = 0,1mol

⇒ mCH3OH = 3,2g

Bảo toàn khối lượng ⇒ mmuối = 6,56 + 0,1.40 – 3,2 = 7,36 g

Xem đáp án và giải thích
Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở catot (cực âm)?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở catot (cực âm)?


Đáp án:
  • Câu A. Mg → Mg2+ + 2e

  • Câu B. Mg2+ + 2e → Mg

  • Câu C. 2Cl- →Cl2 + 2e

  • Câu D. Cl2 + 2e → 2Cl-

Xem đáp án và giải thích
Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của: a) 2 nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng tối đa. b) 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của:

a) 2 nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng tối đa.

b) 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

c) 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH. a) Tính nồng độ mol của dung dịch này. b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH.

a) Tính nồng độ mol của dung dịch này.

b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?


Đáp án:

a)

nNaOH = 0,2 mol; 800ml = 0,8l

CM = 0,2/0,8 = 0,25 mol/l

b) nNaOH có trong 200ml dung dịch NaOH 0,25M là

nNaOH = (200.0,25)/1000 = 0,05 mol

Vdd = 0,05/0,1 = 0,5l = 500 ml

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp điều chế kim loại kiềm là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phương pháp điều chế kim loại kiềm là gì?


Đáp án:

- Kim loại kiềm dễ bị oxi hóa thành ion dương, do vậy trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

- Điều chế kim loại kiềm bằng cách khử ion của chúng:

    M+ + e → M

- Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm.

- Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…