Khi đốt hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O
a) Trong A có chứa những nguyên tố nào?
b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Xác định công thức phân tử của A?
c) A có làm mất màu dung dịch brom không?
a)
→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,4 – 0,6 = 0
→ A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H
b)
nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3
→ Công thức đơn giản nhất của A: (CH3)n
MA < 40 → 15n < 40 → n < 2,67 → n chỉ có thể là 1 hoặc 2
TH 1: n = 1 → Công thức phân tử của A là CH3 ( Loại)
TH 2: n = 2 → Công thức phân tử của A là C2H6 ( thỏa mãn)
c) C2H6 không làm mất màu dung dịch brom
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)
3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)
b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)
Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; nHNO3 = 4nNO = 0,08 (mol).
Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 - 0,03 = 0,17 (mol).
Từ (3) => nHNO3 = 2nCuO = 0,34 (mol).
Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là: (O,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).
“Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy…) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
Đồng phân ankin:
CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)
CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)
CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)
Đồng phân ankađien:
CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)
CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)
CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)
CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)
CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)
CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)
Kết luận:
- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.
- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.
- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.
- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.
- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.
Cacbonhidrat Z tham gia chuyển hóa: Z ---(Cu(OH)2/OH-)® dung dịch xanh lam ---to® kết tủa đỏ gạch Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
Câu A. Saccarozo
Câu B. Glucozo
Câu C. Mantozo
Câu D. Fructozo
Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ?
Câu A. Tính cứng.
Câu B. Tính dẫn điện.
Câu C. Ánh kim.
Câu D. Tính dẻo.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB