Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m
Khối lượng Fe = 0,3m gam và khối lượng Cu = 0,7m gam
Sau phản ứng còn 0,75m gam → Fe chỉ phản ứng 0,25m gam; Fe dư vậy sau phản ứng chỉ thu được muối Fe2+.
Ta có: nHNO3 = 0,7; nNO + nNO2 = 0,25 mol; số mol của Fe(NO3)2 = 0,25m/56
Sơ đồ phản ứng:
Fe + HNO3 → Fe(NO3)2 + NO + NO2
0,25m/56 0,7 0,25m/56 0,25
Áp dụng ĐLBT nguyên tố N ta có:
0,7 = 2. 0,25m/56 + 0,25 → m =50,4 (g)
Câu A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO4(2-)
Câu B. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
Câu C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Câu D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:
- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư
Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.
PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr
- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 dư
Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.
PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
a) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
RO2 : Si, C
R2O5: P, N
RO3: S, Se
R2O7: Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro:
RH4: Si
RH3: N, P, As
RH2: S, Te
RH: F, Cl
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
Gly – Na + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O
0,1 → 0,1→ 0,1
=> m muối = 0,1.(75 +22) + 0,1.(89 + 22)=20,8gam
Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.
Cho một lượng bột Al dư vào dung dịch 2 muối, chỉ có Al tác dụng với dung dịch muối FeSO4 : 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe.
Tách kết tủa thu được dung dịch Al2(SO4)3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB